Các thành tố trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2020: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 84 - 90)

Các cơ quan hoạch định chính sách

Các cơ quan hoạch định chính sách trong Hệ thống đổi mới sáng tạo

quốc gia ((National Innovation System - NIS) bao gồm các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ở Trung ƣơng và địa phƣơng. Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan nhà nƣớc có chức năng giúp Chính phủ trong việc hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách trong lĩnh vực KH, CN và ĐMST, cùng với sự tham gia của các bộ/ngành và chính quyền địa phƣơng.

Trong hệ thống thể chế về quản lý và chính sách, hàng loạt nội hàm liên quan đến ĐMST đã đƣợc lồng ghép vào các văn bản chính sách và chiến lƣợc nhƣ Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 đã coi ĐMST là một trong những trọng tâm của phát triển. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2020), hệ thống thể chế và chính sách của Việt Nam vẫn thiên về ĐMST mang tính ứng dụng dựa trên nền tảng NC&PT, ít tập trung vào việc áp dụng và phổ biến các công nghệ.

Năm 2017, Nghị định của Chính phủ45

nêu rõ chức năng quản lý nhà nƣớc về ĐMST thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Thực tế, hàng loạt các chức năng về ĐMST đã đƣợc thực hiện bởi nhiều bộ/ngành khác nhau trong nhiều năm. Trong nội bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, các đơn vị nhƣ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Thơng tin khoa học và công nghệ Quốc gia đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ĐMST trong nhiều năm. Gần đây hơn, một loạt các tổ chức và công

45

Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

cụ hỗ trợ trực tiếp cho ĐMST nhƣ Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Cục Phát triển thị trƣờng và doanh nghiệp KH&CN, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Chƣơng trình đổi mới cơng nghệ quốc gia,... đã đƣợc thiết lập.

Vấn đề ĐMST không chỉ là việc của riêng Bộ Khoa học và Công nghệ, bởi cịn có những thiết chế (chính sách, chiến lƣợc, văn bản pháp quy) quan trọng cho ĐMST do những bộ, ngành khác ban hành nhƣ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội... Việc điều phối, liên kết đòi hỏi phải có những biện pháp liên ngành, trên cấp của một bộ, ngành cụ thể. Kinh nghiệm thành lập các Ủy ban, Hội đồng chuyên trách về ĐMST của một số quốc gia có thể là những kinh nghiệm hữu ích cần tham khảo.

Năm 2020, các văn bản đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành và các văn bản đƣợc Bộ ban hành tập trung vào hồn thiện cơ chế tài chính cho KH&CN, huy động nguồn kinh phí ngồi ngân sách nhà nƣớc cho KH&CN; hồn thiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN, thu hút nguồn nhân lực hoạt động KH&CN, để từng bƣớc hình thành đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa; nâng cao năng lực, chủ động tham gia CMCN 4.0.

Bảng 3.1. Các hoạt động quản lý nhà nước về ĐMST

của Bộ Khoa học và Công nghệ Chức năng ĐMST Quản lý nhà nước về ĐMST Hoạt động trong

nội bộ Bộ KH&CN Tổ chức liên quan trong hệ thống

NC&PT Th c đẩy các chương trình và hoạt động NC&PT Các chương trình KH&CN trọng điểm, quốc gia, các vụ, ngành, công nghệ cao Các Viện Hàn lâm, đại học, viện nghiên cứu của các bộ Xây dựng năng

lực (đào tạo) Chương trình đào tạo năng lực Học viện KH, CN & ĐMST Các tổ chức đào tạo Hình thành

thị trường sản phẩm mới

Tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm mới dựa trên quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật

Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng

Các bộ, ngành

Tạo ra các yêu cầu mới về

Hoạt động về tiêu chuẩn, đo

Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng

Chức năng ĐMST Quản lý nhà nước về ĐMST Hoạt động trong

nội bộ Bộ KH&CN Tổ chức liên quan trong hệ thống

chất lượng lường, chất lượng Hình thành và thay đổi các tổ chức trực tiếp tham gia ĐMST Khởi nghiệp sáng tạo Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Th c đẩy học tập lẫn nhau, xây dựng mạng lưới và liên kết tri thức

Kết nối cung cầu, tạo mạng lưới ứng dụng; cung cấp thông tin

Cục ng dụng và Phát triển công nghệ, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam; các hiệp hội, các tổ chức khuyến nông, khuyến cơng,... Tạo ra và hình thành các thể chế Xây dựng chính sách, chiến lược, Luật, quy định về ĐMST,... Vụ Pháp chế; Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật; Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ; Vụ Công nghệ cao; Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên, Vụ Kế hoạch - tài chính,...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ khác

Ươm tạo Các chương trình và hoạt động ươm tạo

Khu Cơng nghệ cao

Hịa Lạc Các hoạt động ươm tạo khác của khu vực tư nhân, chính quyền địa phương Cung cấp

tài chính

Các chương trình và dự án tài trợ

Quỹ NATIF, Chương trình ĐMCN quốc gia

Các quỹ tư nhân, ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng Cung cấp dịch vụ tư vấn Các hoạt động tư vấn về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, SHTT, chuyển giao công nghệ,...

Các trung tâm của Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng; các đơn vị của Cục SHTT; Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ,...

Các tổ chức tư vấn

Nguồn: Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Khu vực doanh nghiệp

Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam, mà chủ yếu là DNV&N, đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Xu hƣớng ĐMST có sự khác biệt tùy theo đặc điểm doanh nghiệp ở Việt Nam: doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam có nhiều khả năng tiến hành đổi mới sản phẩm hơn so với các doanh nghiệp

nhỏ và doanh nghiệp nội địa; doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng đổi mới tốt hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp phi xuất khẩu (Ngân hàng Thế giới, 2020).

Năm 2020, có 32 doanh nghiệp đƣợc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, nâng tổng số lên 538 doanh nghiệp trên tổng số khoảng 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp KH&CN. Trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, các doanh nghiệp KH&CN đã nỗ lực thích ứng và thể hiện vai trị tiên phong trong nghiên cứu các giải pháp phòng chống dịch.

Nhân lực NC&PT trong khu vực doanh nghiệp năm 2019 chiếm 15,2% (28.328 ngƣời) trong tổng số 184.436 ngƣời tham gia hoạt động NC&PT. Về số lƣợng cán bộ nghiên cứu trong doanh nghiệp, năm 2019 có 25.024, tăng 28,5% so với năm 2915 (19.462 ngƣời), trong đó số lƣợng cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (1.210 ngƣời) tăng 25%, trình độ thạc sĩ (5.354 ngƣời) tăng 16%, trình độ đại học (9.682 ngƣời) tăng 18%. Trong các doanh nghiệp chỉ có khoảng 5% cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ.

Điểm đáng chú ý trong vài năm trở lại đây là sự tham gia tích cực của khu vực doanh nghiệp trong đầu tƣ vào NC&PT. Năm 2019, về tỷ lệ chi cho NC&PT theo nguồn cấp kinh phí cho thấy doanh nghiệp chi 20.674,74 tỷ đồng cho NC&PT trên tổng số 32.101,80 tỷ đồng tổng kinh phí NC&PT quốc gia, chiếm trên 64,4%, so với mức 58,10% năm 2015.

Trong những năm qua, NC&PT đƣợc thực hiện trong khu vực doanh nghiệp cũng có xu hƣớng tăng nhanh. Năm 2019 khu vực doanh nghiệp sử dụng tới 72,64% tổng chi phí cho NC&PT, so với 63,61% trong năm 2015.

Các tổ chức NC&PT và các trường đại học

Đây là thành phần chính thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực KH&CN, sáng tạo tri thức và công nghệ. Theo kết quả từ Điều tra NC&PT do Cục Thông tin khoa học và cơng nghệ Quốc gia thực hiện, năm 2019 có 552 tổ chức NC&PT với 26.182 cán bộ nghiên cứu (chiếm 17,5% tổng số cán bộ nghiên cứu của cả nƣớc). Các tổ chức NC&PT thực hiện 16,89% tổng kinh phí chi NC&PT

quốc gia.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo46, tính đến ngày 30/6/2019 cả nƣớc đã có 237 trƣờng đại học, học viện (bao gồm 172 trƣờng công lập, 60 trƣờng tƣ thục và dân lập, 5 trƣờng có 100% vốn nƣớc ngồi), 31 trƣờng cao đẳng sƣ phạm. Kết quả Điều tra NC&PT năm 2019 cho thấy các tổ chức giáo dục đại học có tổng cộng 78.785 cán bộ nghiên cứu, trong đó 16.810 ngƣời có trình độ tiến sĩ (21,3%), 46.028 ngƣời có trình độ thạc sĩ (58,4%), 14.992 ngƣời có trình độ đại học (19%).

Năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam có rất nhiều khởi sắc. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã đƣợc xếp hạng những đại học xuất sắc của thế giới và châu Á47. Mặc dù đào tạo vẫn là nhiệm vụ chính của các trƣờng đại học, nhƣng nghiên cứu đã trở thành một hoạt động thƣờng xuyên hơn.

Ngoài ra, trong năm 2020, có thêm một số tập đoàn lớn của nƣớc ngoài đã mở trung tâm NC&PT tại Việt Nam48

.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian

Các tổ chức cung cấp các dịch vụ trung gian cho ĐMST nhƣ xây dựng tiêu chuẩn, kiểm tra chất lƣợng, thông tin, dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính, tƣ vấn và ƣơm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Trong năm 2020, để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ nhằm tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng, sở hữu trí tuệ,

46https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx?ItemID=6636 47 Bảng xếp hạng uy tín của Times Higher Education (THE) đã cơng bố top 500 trƣờng đại học hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi, trong đó có 3 trƣờng đại học của Việt Nam đƣợc xếp hạng: Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 201-250; Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 251-300, đứng đầu về chỉ số trích dẫn khoa học; và Đại học Quốc gia TP.HCM thuộc nhóm 401-500. Trƣờng Đại học Tơn Đức Thắng cũng đƣợc Hệ thống xếp hạng đại học Thƣợng Hải (Academic Ranking for World Universities: ARWU) xếp vào Top 400 và 500 đại học tốt nhất thế giới theo một số nhóm ngành học thuật năm 2020.

48 Ngoài Trung tâm NC&PT của Samsung tại Hà Nội, Hãng Qualcomm đã mở trung tâm NC&PT đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 6/2020 và đầu tiên ở Đơng Nam Á. Tập đồn điện tử LG cũng đã mở Trung tâm nghiên cứu LG tại Đà Nẵng.

thông tin KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh vƣợt qua dịch bệnh.

Những hoạt động tạo dựng thị trƣờng KH&CN, xây dựng và thúc đẩy mạng lƣới phát triển công nghệ cũng đã đƣợc các đơn vị liên quan trong Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành trong những năm gần đây. Sau 5 năm thực hiện, Chƣơng trình phát triển thị trƣờng KH&CN đến năm 2020 (gọi tắt là Chƣơng trình 2075) đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, góp phần làm tăng số lƣợng sản phẩm công nghệ đƣợc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ.

Các hoạt động trung gian cho ĐMST cũng đƣợc đẩy mạnh thông qua các sự kiện lớn tổ chức hằng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế gồm chợ công nghệ, thiết bị (Techmart), kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo), ngày hội khởi nghiệp ĐMST (Techfest) đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo đƣợc hiệu ứng tích cực đối với thị trƣờng KH&CN.

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ cũng đƣợc triển khai hiệu quả. Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển cơng nghệ từ nƣớc ngồi vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ƣu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030” đến nay đã có 11 bộ, ngành, 45 địa phƣơng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án. Nhiều hoạt động nâng cao năng lực công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp phục vụ hoạt động chuyển giao và làm chủ công nghệ đã đƣợc các bộ, ngành, địa phƣơng triển khai. Các đơn vị liên quan của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyển giao cơng nghệ theo hình thức kết nối trực tuyến giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài; xây dựng bản đồ công nghệ ngành công nghệ vi sinh, bản đồ công nghệ ngành cơ khí chế tạo ơtơ và máy nông nghiệp, bản đồ công nghệ lĩnh vực công nghệ protein và enzyme, bản đồ cơng nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ trong việc phát triển và ứng dụng IoT tại Việt Nam.

hành có hiệu quả Hệ thống thông tin KH&CN (sti.vista.gov.vn) và CSDL về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, phục vụ công tác quản lý nghiên cứu; duy trì ổn định Cổng thơng tin Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam (Techmartvietnam.vn); biên soạn và xuất bản nhiều ấn phẩm quan trọng nhằm cung cấp cho độc giả về xu thế, chính sách và các kết quả hoạt động KH&CN và ĐMST trong nƣớc và quốc tế.

Về cung cấp tài chính cho NC&PT, ĐMST, bên cạnh các Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, nhiều bộ, ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp tiếp tục quan tâm trích lập Quỹ phát triển KH&CN, tạo nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỷ trọng đầu tƣ giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng tích cực.

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2020: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)