Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 1 (Trang 46 - 50)

Năm 2015, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tiếp tục được tăng cường.

Đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng được triển khai đồng bộ và có hệ thống, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành mới 2 Thông tư; phối hợp với các Bộ, ngành khác tham gia biên soạn 7 Thông tư.

Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) tiếp tục được định hướng xây dựng cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước. Trong năm 2015, 17 Ban kỹ thuật và Tiểu

ban kỹ thuật xây dựng TCVN đã được thành lập mới và kiện tồn. Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã biên soạn, thẩm định và công bố 1.004 TCVN, nâng tổng số TCVN lên 8.600 tiêu chuẩn với tỷ lệ 45% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản kỹ thuật về đo lường tiếp tục được bổ sung hoàn thiện tăng cường cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nước về đo lường. Tại các địa phương công tác quản lý nhà nước về đo lường được đẩy mạnh. Hoạt động kiểm tra đặc thù về đo lường được triển khai thực hiện trong toàn quốc, đặc biệt là hoạt động kiểm tra đặc thù về đo lường trong kinh doanh xăng dầu tại một số địa phương như Đồng Nai, Nghệ An, Bạc Liêu... đã có những hiệu quả tích cực, có tác dụng răn đe các hành vi gian lận, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong năm 2015, 30 văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam đã được xây dựng; 200 lượt đơn vị được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; 131 lượt đơn vị được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; 190 lượt đơn vị được chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2; 1.837 kiểm định viên được chứng nhận và cấp thẻ kiểm định viên đo lường; 2.167 mẫu phương tiện đo sản xuất trong nước và nhập khẩu được phê duyệt.

Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Cơng tác

kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thơng, hàng hóa nhập khẩu và sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước. Hoạt động kiểm tra, thẩm định, giám định, chứng nhận, thử nghiệm được thực hiện kịp thời và có hiệu quả. Bộ Khoa học và Công nghệ đã thường xuyên hướng dẫn, trả lời các Bộ, ngành, tổ chức và cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng. Kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động đánh giá sự phù hợp và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là đối với các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 do Bộ Khoa học và Cơng nghệ quản lý.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Cơng nghệ tích cực, chủ động triển khai thủ tục kiểm tra nhà nước về

chất lượng hàng hóa nhập khẩu trong hệ thống một cửa quốc gia; Phối hợp với Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính đảm bảo việc kết nối các thủ tục của Bộ Khoa học và Công nghệ trong hệ thống một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Trong năm 2015, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động cho 37 tổ chức thử nghiệm; 26 tổ chức chứng nhận; cấp 5 giấy xác nhận, 36 thẻ chuyên gia cho cá nhân đủ điều kiện tư vấn, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001; và cấp 2 giấy xác nhận cho tổ chức đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã chỉ định cho 10 tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; 2 tổ chức giám định chất lượng thép nhập khẩu; 2 tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng.

Đồng thời, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đã tiến hành cấp mới 2.421 mã doanh nghiệp GS1 (tổng mã số mã vạch hiện nay là 17.628); thu hồi 524 mã; cập nhật thông tin cho 274 doanh nghiệp.

Về hoạt động kiểm tra, trong năm 2015, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức hướng dẫn, phối hợp với các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương kiểm tra chất lượng, đo lường xăng dầu trên phạm vi toàn quốc tại 1.498 cơ sở kinh doanh với 3.885 cột đo xăng dầu, phát hiện nhiều sai phạm, đã xử phạt vi phạm hành chính hơn 8 tỷ đồng.

Kiểm tra tại 429 cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng: xăng, dầu; điện - điện tử; đồ chơi trẻ em; mũ bảo hiểm; vàng trang sức, mỹ nghệ; thép xây dựng;… Kiểm tra tại hiện trường là 1.862 mẫu về chất lượng, ghi nhãn, sử dụng dấu CR, thử nghiệm nhanh (đối với xăng dầu).

Kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thơng trên thị trường tại 340 cơ sở kinh doanh: xăng, dầu; điện - điện tử; đồ chơi trẻ em; mũ bảo hiểm;

vàng trang sức, mỹ nghệ; thép làm cốt bêtông; khăn giấy ướt… với tổng số mẫu kiểm tra tại hiện trường là 1.661 mẫu(10).

Về hoạt động liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT):

Căn cứ cảnh báo của Ủy ban về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, trong năm 2015 Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển cảnh báo, đề xuất đến các điểm TBT cấp Bộ và địa phương tham mưu, hỗ trợ đưa ra các biện pháp và chính sách phù hợp (cảnh báo xuất khẩu đối với các mặt hàng đồ chơi trẻ em, cao su tự nhiên, thép, giày dép trẻ em, mũ bảo hiểm; tiếp tục cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về vụ kiện bao gói thuốc lá trơn…).

Việc đẩy mạnh cam kết thương mại song phương giữa các nước trên thế giới hiện nay khiến hàng rào thuế quan từng bước được hạ xuống, song song với đó các nước cũng cam kết sẽ giảm bớt các hàng rào phi thuế quan trong đó có hàng rào kỹ thuật. Trên thực tế các hàng rào này vẫn được các nước phát triển có trình độ khoa học cơng nghệ, trình độ kỹ thuật cao xây dựng và áp dụng một cách tinh vi với các lý do hợp pháp như bảo vệ sức khỏe, an tồn, mơi trường… để bảo vệ hàng hóa và nền sản xuất trong nước.

Kết quả của nhiệm vụ Đề án Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

thực hiện năm 2015 là một trong những cơ sở để tham vấn cho Chính phủ trong việc bảo vệ sức khỏe con người, hạn chế hàng hóa kém

chất lượng và bảo vệ hàng hóa trong nước, là một công cụ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những cam kết TBT của ta trong các hiệp định thương mại khu vực và giúp doanh nghiệp từng bước khai thác lợi thế thông tin sớm về hàng rào kỹ thuật trong thương mại phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Các dự án của Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

(10)

Kiểm tra nhà nước 955 lô xăng dầu nhập khẩu; Kiểm tra tại 24 cơ sở nhập khẩu xăng dầu; 4 cơ sở nhập khẩu đồ chơi trẻ em; 4 cơ sở nhập khẩu đồ điện - điện tử; Kiểm tra nhãn hàng hóa 43 mẫu tại 8 cơ sở nhập khẩu bánh kẹo, 115 mẫu tại 49 cơ sở sản xuất trong nước về mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thép xây dựng.

tiếp tục được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp về năng suất, chất lượng; giúp các doanh nghiệp từng bước tiếp cận với công nghệ quản lý mới, tiên tiến. Chương trình tiếp tục được triển khai tại các Bộ, ngành và địa phương với 2 dự án “nền”, 3 dự án ngành và 54 dự án năng suất chất lượng địa phương.

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, ISO 50001, ISO 27001…); mơ hình, cơng cụ cải tiến năng suất chất lượng (Lean, TPM, MFCA, KPIs, 7 công cụ, 5S…) tiếp tục được triển khai. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục được hỗ trợ áp dụng các hệ thống/mơ hình/cơng cụ phù hợp với đặc thù, quy mô và khả năng tiếp nhận của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp được hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ năng suất chất lượng thuộc dự án 2 do Bộ Khoa học và Cơng nghệ chủ trì đạt gần 400 doanh nghiệp; giai đoạn 2012 - 2015 trong khuôn khổ dự án 2 đã có khoảng 1.200 doanh nghiệp được hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, mơ hình, cơng cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến. Việc áp dụng các giải pháp quản lý tiên tiến đã giúp các doanh nghiệp cải thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp; tiết giảm chi phí, lãng phí; nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 1 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)