Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 1 (Trang 65 - 68)

Hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 đã có nhiều chuyển biến tích cực, hợp tác đi vào chiều sâu và hiệu quả, chú trọng mở rộng hợp tác nghiên cứu với các quốc gia, vùng lãnh thổ có nền KH&CN tiên tiến và nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Kết quả nổi bật nhất trong hợp tác quốc tế về KH&CN thời gian qua là từ một quốc gia ở thế chủ yếu tiếp nhận viện trợ và ít tính chủ động trong thúc đẩy hợp tác, Việt Nam đã dần trở thành đối tác hợp tác bình đẳng và cùng có lợi trong các quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương về KH&CN. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và khu vực; là thành viên của hơn 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN; ký kết và thực hiện hơn 80 hiệp định, thỏa thuận hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ.

Trong thời gian qua, một số chương trình, đề án lớn về hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN đã được xây dựng và triển khai như: Đề án Hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020, trong đó đã xây dựng và thực hiện 2 Chương trình bao gồm: Chương trình Hợp tác nghiên cứu song phương, đa phương về KH&CN đến năm 2020 và Chương trình Tìm kiếm, chuyển giao cơng nghệ nước ngoài đến năm 2020. Các nhiệm vụ hợp tác theo Nghị định thư được tổ chức thực hiện theo tinh thần đổi mới, bám sát các hướng ưu tiên trong các chương trình

KH&CN trọng điểm cấp nhà nước, tranh thủ thế mạnh của đối tác nước ngồi về cơng nghệ, trình độ nghiên cứu, trang thiết bị và tài chính để hỗ trợ giải quyết các vấn đề KH&CN trong nước.

Các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực KH&CN và đổi mới sáng tạo được tăng cường triển khai đã góp phần bổ sung đáng kể nguồn lực nước ngoài đầu tư cho KH&CN trong nước, bước đầu có tác động tích cực tới hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, đóng góp cho cơng cuộc phát triển KT-XH bền vững của Việt Nam(15). Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiến hành các thủ tục cần thiết, thúc đẩy triển khai Dự án V-KIST với sự hỗ trợ của phía Hàn Quốc. Bên cạnh đó, với vai trị là đầu mối công tác quốc gia về hợp tác năng lượng nguyên tử với IAEA, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị liên quan điều phối và thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật của IAEA cho Việt Nam trong năm tài khóa 2014 - 2015 (hiện có 5 dự án), xây dựng các dự án hợp tác kỹ thuật VIE của IAEA cho giai đoạn mới 2016 - 2017 (đã được IAEA chấp thuận 7 dự án); điều phối và đề cử hơn 120 lượt cán bộ tham dự các sự kiện do IAEA tổ chức và tài trợ. Đặc biệt, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị liên quan đàm phán, hoàn thiện thủ tục để đưa vào triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng Trung tâm đào tạo cán bộ quản l ý KH&CN cho Lào” (đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Lào tổ chức thành công Lễ Khởi công Dự án tại Viêng Chăn, Lào vào ngày 07/11/2015).

Hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật về KH&CN tầm khu vực và quốc tế được đẩy mạnh. Việt Nam đã chủ động đăng cai, tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo quốc tế thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, học giả có uy tín trên thế giới. Đã hình thành mạng lưới đại diện KH&CN Việt Nam tại 19 địa bàn trọng điểm ở 12 quốc gia, vùng

(15)

Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo qua nghiên cứu khoa học và công nghệ (FIRST), Dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo biến đổi khí hậu (VCIC) do Ngân hàng Thế giới tài trợ; Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan giai đoạn 2 (IPP2); Dự án Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, hợp tác với

lãnh thổ, khai thông các kênh hợp tác về KH&CN, giới thiệu kinh nghiệm và mơ hình phát triển KH&CN của các nước, vận động, thu hút nguồn lực và hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, chuyển giao cơng nghệ từ nước ngoài về Việt Nam.

Trong năm 2015, một số hiệp định, thỏa thuận hợp tác nổi bật được ký kết với các đối tác nước ngồi bao gồm: (i) Hiệp định cấp Chính phủ về Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và CHLB Đức; (ii) Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu và đổi mới sáng tạo giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (Chương trình Newton Việt Nam); (iii) Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về việc hợp tác hỗ trợ thông tin đối với các dự án chung trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân giai đoạn 2015 - 2020 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia “ROSATOM”, Liên bang Nga; (iv) Khung Chương trình quốc gia (CPF) cho giai đoạn 2016 - 2021 giữa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). CPF là khung tham chiếu cho các kế hoạch ngắn và trung hạn hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và IAEA, trong đó định rõ các lĩnh vực ưu tiên mà công nghệ hạt nhân và nguồn lực từ các dự án hợp tác kỹ thuật có thể hỗ trợ để đáp ứng các mục tiêu phát triển quốc gia.

Các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương của Việt Nam bao gồm các nội dung đàm phán về sở hữu trí tuệ và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) đã được Bộ Khoa học và Cơng nghệ tích cực chuẩn bị và xây dựng trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông (AHKFTA),… Việc chuẩn bị tốt các phương án và trực tiếp tham gia đàm phán trong lĩnh vực SHTT trên tinh thần đảm bảo các lợi ích của Việt Nam cũng như yêu cầu của tiến trình đàm phán đã góp phần quan trọng vào sự thành công chung của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 1 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)