Năm 2015, hoạt động KH&CN địa phương đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở các địa phương.
Với tinh thần đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN theo các quy định của Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách và quy định quản lý nhà nước về KH&CN phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Theo báo cáo của các Sở Khoa học và Công nghệ, năm 2015 các địa phương đã ban hành 187 văn bản quản lý nhà nước về các lĩnh vực KH&CN(16). Các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước, đồng thời là các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo, phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương. Nhiều cơ chế, chính sách của địa phương mang tính đột phá(17).
Các địa phương cũng đã tích cực thúc đẩy các hoạt động KH&CN trên địa bàn như: tiêu chuẩn đo lường chất lượng, quản lý cơng nghệ và an tồn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, thơng tin, thống kê khoa học và công nghệ...
Về tổ chức KH&CN ở địa phương: theo báo cáo của các Sở Khoa học và Cơng nghệ, hiện nay có 310 tổ chức KH&CN thuộc Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, tổng số nhân lực hiện có là 7.066, tổng kinh phí chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng là 1.243 tỷ đồng.
(16)
Năm 2015: 187 văn bản, trong đó có 5 văn bản do Tỉnh ủy ban hành; 4 Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh; 177 văn bản của UBND cấp tỉnh.
(17)
Chính sách thu hút chuyên gia KH&CN giỏi của TP. Hồ Chí Minh; đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật (Lào Cai, Hịa Bình, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước); chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực (Cao Bằng, Tuyên Quang, Nghệ An…); chính sách hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Đến nay đã có 32/63 tỉnh/thành phố thành lập Quỹ Phát triển KH&CN với tổng số vốn là 597.591 triệu đồng. Tuy nhiên, phần lớn các Quỹ Phát triển KH&CN ở địa phương chưa phát huy được hiệu quả do chưa thực hiện được việc cấp phát kinh phí theo cơ chế quỹ; chưa huy động được nguồn kinh phí ngồi ngân sách nhà nước; chưa thực hiện được nội dung cho vay, bảo lãnh vốn vay; cơ chế chi tiêu tài chính cịn nhiều bất cập.
Theo thống kê từ báo cáo của các tỉnh/thành phố, năm 2015 các địa phương đã triển khai 1.072 nhiệm vụ KH&CN, theo tỷ lệ lĩnh vực nghiên cứu như sau:
- Khoa học nông nghiệp: 404 nhiệm vụ; - Khoa học kỹ thuật và công nghệ: 215 nhiệm vụ; - Khoa học xã hội: 206 nhiệm vụ; - Khoa học y, dược: 135 nhiệm vụ. - Khoa học nhân văn: 68 nhiệm vụ; - Khoa học tự nhiên: 44 nhiệm vụ;
Khoa học nông nghiệp: Tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm các loại
giống cây, con mới cho năng suất, chất lượng cao; Nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ cơ khí, tự động hóa, cơng nghệ sinh học vào bảo quản, chế biến, chăn nuôi, trồng trọt theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn, quy mô công nghiệp và trang trại, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thế mạnh của từng địa phương và của vùng(18).
(18)
Phú Thọ: Đề tài nghiên cứu, chế tạo thiết bị xử lý rác thải rắn thành sản phẩm dầu đốt; - Bắc Kạn: Dự án Ứng dụng KH&CN nâng cao chất lượng rượu tại huyện Chợ Đồn, đã cung cấp sản phẩm cho thị trường góp phần giữ gìn sức khỏe cho người sử dụng; - Khánh Hòa: “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hồn thiện quy trình ni chim yến trong nhà” Quy trình kỹ thuật ni chim yến trong nhà; Quy trình ấp nở chim yến đạt tỷ lệ ≥ 80%, Quy trình kỹ thuật ni chim yến con đạt tỷ lệ ≥ 30%; Quy trình nuôi chim yến trưởng thành đạt tỷ lệ ≥ 30% chim do ấp nở quay về tổ. Thực hiện tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi chim yến thành công trên 300 nhà yến tại các tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hồ, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đắc Lắc, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang,
Khoa học kỹ thuật và công nghệ: Tập trung việc nghiên cứu hồn
thiện các sản phẩm chính của các doanh nghiệp, phát triển các sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ cho những khâu cơ bản, quyết định chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu, chế tạo ra một số dây chuyền công nghệ thiết bị đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất hàng tiêu dùng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ thiết kế, thi cơng, tính tốn tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, độ an toàn cho các cơng trình xây dựng (đặc biệt là nhà cao tầng và cơng trình ngầm). Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và trang trí nội thất(19).
_____________
Kiên Giang, Cà Mau. Hiệu quả trực tiếp: kết quả đề tài đã góp phần tăng sản lượng yến sào thu hoạch tại Khánh Hòa. So sánh năm 2001 đạt 2.136 kg, đến năm 2013 sản lượng đạt 3.346 kg, tăng lên 1.210 kg. Năm 2001 doanh thu từ tổ yến đạt 6.408.000 USD, năm 2013 đạt 10.038.000 USD, tăng 56,6%. Hiệu quả gián tiếp: kết quả đề tài ứng dụng vào thực tiễn, góp phần tạo ra một ngành nghề mới, nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, nâng cao thu nhập cho người dân, mang lại lợi ích cho cộng đồng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm có giá trị kinh tế cao;
- Nam Định: Thành công trong việc xây dựng mơ hình sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng cơng nghệ khí canh làm cơ sở để UBND tỉnh phê duyệt đề án sản xuất giống khoai tây sạch bệnh giai đoạn 2014 - 2018;
- Đồng Nai: Cây chủ lực (cây công nghiệp, cây ăn trái); Vật nuôi: hỗ trợ nuôi giữ đàn giống gốc (heo, gà); Xây dựng thương hiệu cho 17 sản phẩm nơng nghiệp trong đó có 3 thương hiệu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
- An Giang: Khôi phục và phát triển giống xồi thơm Vĩnh Hịa - Tân Châu;
- Bến Tre: Xây dựng mơ hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hạn chế dịch bệnh EMS/AHPNS (hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính); Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống sị huyết phù hợp với điều kiện nuôi tại vùng cửa sông ven biển thuộc tỉnh Bến Tre; Nghiên cứu thử nghiệm thành cơng mơ hình ni tơm càng xanh trong mương dừa từ con giống nhân tạo, sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tận dụng…
(19)
Hà Nội: Nghiên cứu chế tạo nhựa đường chất lượng cao trên cơ sở nhựa đường biến tính cao su, hạ giá thành sản phẩm 10%. Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp PVC/Tro bay ứng dụng làm sản phẩm kỹ thuật điện giá thành hạ hơn 10% so với nhập ngoại. - Hưng Yên: Mơ hình chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ chuối theo quy mô công nghiệp tại tỉnh đã tiêu thụ 10.000 tấn chuối/năm mang lại lợi nhuận trước thuế hàng tỷ đồng, tạo ra khoảng 500 việc làm cho người lao động.
Khoa học xã hội và nhân văn: Các đề tài/dự án thuộc lĩnh vực này
được được triển khai khá toàn diện về các mặt đời sống, xã hội, con người nhằm cung cấp các luận chứng, cơ sở khoa học phục vụ cho phát triển KT-XH, ổn định an ninh, quốc phịng. Ngồi ra, các vấn đề như nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy; đưa các mơ hình giáo dục, phương pháp giảng dạy mới vào ứng dụng trong hệ thống các trường học; giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống(20).
Khoa học y, dược: Với mục tiêu làm chủ và phát triển y tế kỹ thuật
cao kết hợp sử dụng vốn quý của nền y học cổ truyền Việt Nam, tạo ra tiềm lực KH&CN trong lĩnh vực y tế tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế, các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực y, dược đã được quan tâm đầu tư tập trung vào nghiên cứu, đề xuất giải pháp chuyển giao các kỹ thuật công nghệ, giải pháp phòng và điều trị các bệnh trong y tế cộng đồng như: “Thiết lập quy trình kỹ thuật trong chẩn đốn di truyền tiền làm tổ
các phôi thụ tinh trong ống nghiệm”, nghiên cứu là tiền đề cho nhiều
nghiên cứu thực nghiệm khác trong điều trị hiếm muộn. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam và là mơ hình trong việc phối hợp nhiều nguồn lực trong xã hội cho hoạt động nghiên cứu triển khai và hợp tác quốc tế. Nghiên cứu chẩn đoán bệnh tay chân miệng, hỗ trợ điều trị tốt hơn cho trẻ, hạn chế các biến chứng xảy ra và hiện nay vẫn đang được áp dụng
“Nghiên cứu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng áp dụng kỹ thuật real-
time RT-PCR” (TP. Hồ Chí Minh). “Nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay
_____________
nuôi và sinh hoạt. Mỗi bể biogas bằng nhựa tái chế có cùng thể tích với bể biogas xây bằng gạch có giá thành rẻ hơn 35%, rẻ hơn 45% so với bể nhựa composite.
- Bình Phước: "Ứng dụng cơng nghệ GIS vào quản lý khai thác cơng trình thủy lợi, thủy điện" của tỉnh Bình Phước...
- TP. Hồ Chí Minh: Phát triển các hướng công nghệ ưu tiên: vi mạch bán dẫn, công nghệ nano và vật liệu mới, công nghệ sinh học, tế bào gốc, công nghệ năng lượng, công nghệ năng lượng mơi trường và ứng phó biến đổi khí hậu… Đặc biệt, Chip vi xử lý 8 bit RISC thương mại SG – 8V do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch chủ trì đã đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt, là sản phẩm chip vi xử lý đầu tiên của Việt Nam được chính thức đưa ra thương mại có khả năng cạnh tranh về giá lẫn tính năng. (20)
Quảng Nam: Sưu tầm, hệ thống và phát huy giá trị tài liệu cách mạng hình thành từ năm 1930 đến năm 1975 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
đổi nồng độ hormone sinh dục đến chất lượng sống trong cộng đồng dân cư ở độ tuổi 25 - 70”.
Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng tại các bệnh viện địa phương đã giảm chi phí cho người bệnh, góp phần giảm tải cho tuyến Trung ương(21).
Khoa học tự nhiên: Tuy rằng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng
số nhiệm vụ KH&CN nghiên cứu hằng năm nhưng các nhiệm vụ KH&CN ở lĩnh vực khoa học tự nhiên tập trung nghiên cứu những vấn đề căn cứ, cơ sở khoa học quan trọng của thực tiễn điều kiện tự nhiên, xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học, khí tượng - thủy văn(22) làm căn cứ hoạch định định hướng phát triển.
Có thể nhận thấy rằng, hằng năm số lượng các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng và triển khai nhân rộng được tăng lên rõ rệt, trung bình đạt từ 50 - 70% tổng số kết quả nghiên cứu ứng dụng tùy theo từng địa phương. Điều này chứng tỏ hoạt động nghiên cứu triển khai của các địa phương đã gắn kết hơn với mục tiêu phát triển KT-XH, góp phần thiết thực trong phát triển sản xuất và phục vụ đời sống.
(21)
Ứng dụng hệ thống chụp mạch kỹ thuật số trong chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa giảm chi phí cho người bệnh nếu điều trị tại địa phương; Nghiên cứu, áp dụng phương pháp GINA-2002 trong điều trị bệnh hen phế quản ở Tây Ninh; Phương pháp cố định cột sống qua cuống tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên cho bệnh nhân bị chấn thương gãy cột sống đoạn bản lề ngực lưng (Thái Nguyên); Nghiên cứu thực trạng thu dung, chẩn đoán và điều trị đột quỵ não tại các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Nghiên cứu sản xuất viên nang an thần từ bài thuốc “An thần hoàn”. Nghiên cứu chế tạo enzym giới hạn Mbo I, ứng dụng trong nghiên cứu dịch tễ học phân tử các chủng virut sởi lưu hành tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội...
(22)
Quảng Trị: Nghiên cứu, điều tra và đánh giá nguồn nguyên liệu khoáng để sử dụng làm các sản phẩm mỹ nghệ, trang trí và khả năng khai thác; xác định mức độ tác động địa chấn và khoanh vùng dự báo khu vực ảnh hưởng của động đất do sự tái hoạt động kiến tạo của đới đứt gãy Đà Nẵng - Khe Sanh đến sự ổn định các cơng trình xây dựng và khu dân cư vùng núi huyện Đa Krơng và Hướng Hóa.
CHƯƠNG 3
TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
3.1. Tổ chức khoa học và cơng nghệ
Tổ chức KH&CN là những tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ KH&CN, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Những tổ chức này đóng vai trị chủ yếu trong hoạt động KH&CN. Theo Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, các loại hình tổ chức KH&CN bao gồm: 1) các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NC&PT) được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm,
viện, trung tâm, phịng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm; 2) các cơ sở giáo dục đại học; và 3) các tổ chức dịch vụ KH&CN được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phịng, phịng thử
nghiệm và hình thức khác.
Các hoạt động đổi mới và tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức KH&CN được quan tâm triển khai. Đề án Xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt và triển khai thực hiện nhằm giảm bớt sự cồng kềnh về số lượng, sự manh mún, phức tạp về quy mô, cơ cấu tổ chức, và sự trùng lặp về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức KH&CN cơng lập, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư cho các tổ chức KH&CN công lập. Các quy định về đánh giá tổ chức KH&CN công lập nhằm xác định năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN được ban hành, là cơ sở để tập trung phát triển các tổ chức KH&CN mạnh thông qua thực hiện ưu tiên đầu tư từ NSNN, xem xét tuyển chọn, giao trực tiếp chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN, ưu tiên cho vay, tài trợ, bảo lãnh vốn vay từ các quỹ trong lĩnh vực KH&CN. Các Bộ, ngành đã bước đầu xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh và phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng để tập trung đầu tư. Ngoài ra, một số tổ chức KH&CN theo mơ hình tiên tiến của thế giới như Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST), Trường Đại học Việt - Đức,
Trường Đại học Việt - Pháp, Trường Đại học Việt - Nhật đang được tích cực triển khai để nâng cao tiềm lực KH&CN, năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, làm động lực thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo điều tra thống kê Tiềm lực của các tổ chức KH&CN (thuộc