Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 1 (Trang 53 - 59)

Chương trình hành động của Bộ Khoa học và Cơng nghệ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP đã đặt ra 7 giải pháp chủ yếu cần thực hiện năm 2015, trong đó có việc "Đẩy mạnh quản lý nhà nước về năng lượng

nguyên tử và an tồn bức xạ, hạt nhân, tích cực chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật và nhân lực cho phát triển điện hạt nhân”.

2.5.1. Triển khai thực hiện Chiến lược Ứng dụng năng lượng ngun tử vì mục đích hịa bình đến năm 2020

Chiến lược Ứng dụng năng lượng ngun tử vì mục đích hịa bình đến năm 2020 (Chiến lược) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03/01/2006 với mục tiêu chung là từng bước xây dựng và phát triển ngành cơng nghiệp cơng nghệ hạt nhân có đóng góp hiệu quả trực tiếp cho phát triển KT-XH và tăng cường tiềm lực KH&CN của đất nước.

Thực hiện vai trò là cơ quan quản lý và hướng dẫn triển khai thực hiện Chiến lược, năm 2015 Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã chủ trì tổ chức Hội nghị Đánh giá kết quả giai đoạn 2006 - 2015 thực hiện Chiến lược Ứng dụng năng lượng ngun tử vì mục đích hịa bình đến năm 2020.

Trong 10 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2011 - 2015, nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong nghiên cứu, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển KT-XH và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho phát triển điện hạt nhân. Về nghiên cứu, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ đã thu được kết quả có giá trị khoa học và thực tiễn trên nhiều lĩnh vực: trong lĩnh vực y tế đã đạt được nhiều thành tựu trong sử dụng các trang thiết bị, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại bằng y học hạt nhân, xạ trị và điện quang phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, các đồng vị phóng xạ và dược chất phóng xạ sản xuất trong nước từ Lị phản ứng hạt nhân Đà Lạt và các máy gia tốc Cyclotron giúp đáp ứng khoảng 50% nhu cầu trong nước; lĩnh vực nơng nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trong chọn tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến, Việt Nam được IAEA đánh giá là quốc gia đứng thứ tám thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu đột biến tạo giống; ứng dụng bức xạ trong cơng nghiệp cũng đã góp phần trực tiếp phục vụ nhu cầu sản xuất trong công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng như dầu khí, hóa chất, giao thơng, xây dựng; ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực tài nguyên môi trường đã đạt được những kết quả nhất định trong thăm dò,

đánh giá tài nguyên urani, tài nguyên nước, dự báo và phòng ngừa thiên tai, bảo vệ môi trường.

2.5.2. Phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân của Việt Nam, các tài liệu hướng dẫn và các khuyến cáo của IAEA, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2020 tại Quyết định số 2241/QĐ-TTg ngày 11/12/2014.

Mục tiêu chung của Kế hoạch tổng thể là phát triển đồng bộ, toàn diện cơ sở hạ tầng điện hạt nhân quốc gia phù hợp với hướng dẫn của IAEA và thực tiễn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu triển khai Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận đảm bảo an toàn, an ninh, hiệu quả.

Kế hoạch tổng thể bao gồm 8 nội dung và giải pháp: hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điện hạt nhân; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường năng lực và đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác quản lý nhà nước, pháp quy hạt nhân; phát triển công nghiệp hỗ trợ điện hạt nhân, triển khai các dự án thành phần thuộc Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, phát triển hạ tầng phục vụ thi công, đấu nối nhà máy điện hạt nhân vào hệ thống quốc gia; xây dựng năng lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ thực thể, quan trắc và cảnh báo phóng xạ mơi trường, ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân; tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hội nhập và tham gia thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Trong thời gian qua, công tác phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân của Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của IAEA. Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với IAEA và các cơ quan liên quan hoàn thành việc triển khai Kế hoạch tích hợp phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân (IWP) của Việt Nam và IAEA giai đoạn 2011 - 2015 và xây dựng IWP cho giai đoạn 2016 - 2020.

Trên cơ sở Báo cáo kết quả đánh giá của Đồn cơng tác về Đánh giá tích hợp cơ sở hạ tầng hạt nhân (INIR) năm 2012 và Đồn cơng tác INIR năm 2014, IAEA đã có “Kết luận mở rộng” đối với Việt Nam và trình Hội đồng Thống đốc IAEA thơng qua tháng 5/2015 (Đây là lần đầu tiên Việt Nam đạt được kết luận này kể từ khi thực hiện thanh sát từ năm 1990). Với kết luận như vậy, IAEA sẽ thực hiện cách tiếp cận tổng quát về thanh sát đối với Việt Nam, theo đó, một khi Việt Nam có nhà máy điện hạt nhân hoạt động thì thanh sát hạt nhân của IAEA có thể giảm đáng kể (từ 4 lần thanh sát/năm xuống còn 2 lần/năm), tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở có nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam.

2.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu cứu triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đến năm 2020 phục vụ phát triển điện hạt nhân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 15/10/2015. Theo đó, mục tiêu chung là phát triển, tăng cường năng lực nguồn nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu triển khai hiệu quả, an toàn, an ninh Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và chương trình phát triển điện hạt nhân. Cụ thể là: Phát triển năng lực của các nhóm chun mơn/cơng việc về quản lý nhà nước phục vụ phát triển điện hạt nhân với tổng số 400 người, trong đó 50 người có năng lực chủ trì các nhóm chun mơn/cơng việc, 100 người có năng lực thực hiện nhiệm vụ chun mơn và 250 người được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ sở cần thiết cho các chuyên môn/công việc; phát triển năng lực của các nhóm chun mơn/cơng việc về nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân với tổng số 1.400 người, trong đó 50 người có năng lực chủ trì các nhóm chun mơn/cơng việc, 400 người có năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và 950 người được trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ sở chuyên ngành.

Trong năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân với tổng kinh phí 11,2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN và giao cho Cục Năng lượng nguyên tử chủ trì thực hiện. Từ tháng 7-12/2015, Cục Năng lượng nguyên tử đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 9

khóa bồi dưỡng trong nước và 7 khóa bồi dưỡng ở nước ngoài cho tổng số 187 lượt người thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành và tỉnh Ninh Thuận.

Ngồi nguồn kinh phí từ NSNN, thơng qua hoạt động hợp tác với IAEA, EC và các nước có nền KH&CN và công nghiệp hạt nhân phát triển, nhiều cán bộ đã được đào tạo chuyên ngành ngắn hạn ở trong và ngoài nước, đồng thời cũng tiếp nhận các Đoàn chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam giảng dạy, tổ chức hội thảo nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển điện hạt nhân.

2.5.4. Thông tin, truyền thông phục vụ phát triển điện hạt nhân

Để nâng cao nhận thức và hiểu biết đúng đắn của các tầng lớp xã hội và các tổ chức liên quan về tính chất, đặc điểm, sự cần thiết và lợi ích của điện hạt nhân trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển KT-XH của đất nước và về yêu cầu đảm bảo an tồn, an ninh, góp phần nâng cao sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và của toàn xã hội ủng hộ cho việc triển khai thực hiện thành công Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận và Chương trình Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, ngày 28/02/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 370/QĐ- TTg phê duyệt Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020 (Đề án 370).

Bộ Khoa học và Cơng nghệ được giao là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án 370. Trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm, kế hoạch giai đoạn về điện hạt nhân; biên soạn, xuất bản ấn phẩm, tài liệu liên quan tới phát triển điện hạt nhân; thơng tin về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới và công tác chuẩn bị mọi mặt cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng,… trong đó, "Hội thảo - trưng bày về phát triển điện hạt nhân" tổ chức tại Ninh Thuận tháng 11/2015 có sự phối hợp, tham gia của các đối tác Nga, Nhật Bản,

các chuyên gia đến từ IAEA và một số nước trong khu vực đã thu hút hơn 600 lượt đại biểu đến tham quan, tìm hiểu thơng tin. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội đối với phát triển điện hạt nhân và Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

2.5.5. Quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân

Để tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật, tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 10/7/2015 về tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân. Trong đó yêu cầu rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ, bảo đảm tính đầy đủ, đồng bộ và có chế tài đủ mạnh để nâng cao hiệu lực thi hành; tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến thông tin và huấn luyện, đào tạo về an tồn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ; xây dựng, thường xuyên cập nhật và nâng cấp hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ, hệ cơ sở dữ liệu nguồn phóng xạ.

Thơng tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21/7/2015 sửa đổi, bổ sung Thơng tư 23 quy định các cơ sở có nguồn phóng xạ sử dụng di động phải lắp đặt thiết bị định vị cho nguồn phóng xạ để có thể xác định vị trí các nguồn này trong q trình di chuyển cũng như phối hợp với các đơn vị liên quan thiết lập hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống theo dõi nguồn phóng xạ, kết nối giữa cơ quan quản lý và các cơ sở có nguồn phóng xạ.

Thực hiện theo các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ, tính đến ngày 01/12/2015, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân đã thẩm định, cấp hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 706 giấy phép các loại (vượt 15% so với số giấy phép đã cấp trong năm 2014) và 450 chứng chỉ nhân viên bức xạ.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 1 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)