Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển chính sách sản phẩm phụ kiện, trang trí làm đẹp của Công ty Cổ phần Tò He tại thị trƣờng Hà Nội (Trang 29 - 33)

1.3.1 Môi trường vĩ mô.

1.3.1.1 Môi trường kinh tế - dân cư

Môi trường kinh tế: Bao gồm các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân,

lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng nó có ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin liên quan đến các yếu tố trên để xác định và tổ chức các chính sách sản phẩm phù hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm và giai đoạn khác nhau.

Môi trường dân cư: Bao gồm các yếu tố: quy mô, mật độ, phân bổ dân cư, nghề

nghiệp, tuổi tác, giới tính, tơn giáo… Với các nhân tố trên doanh nghiệp dễ dàng xác định được đối tượng khác hàng mục tiêu của mình mong muốn và trơng đợi sản phẩm như nào? Chất lượng và dịch vụ sản phẩm ra sao… từ đó thiếp lập và tổ chức các chương trình liên quan đến chính sách sản phẩm phù hợp.

1.3.1.2 Mơi trường chính trị - pháp luật

Chính trị - pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động Marketing hay cụ thể hơn là hoạt động liên quan đến chính sách sản phẩm, hệ thống chính sách của nhà nước, cơ chế điều hành của chính phủ…Các yếu tố này ảnh hưởng đến các chính sách của sản phẩm: chính sách nhãn hiệu, bao bì… mà đặc biệt là những năm gần đây vấn đề liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm và thương hiệu đang được được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm cần tuân thủ luật pháp quy định liên quan.

Các yếu tố như thời tiết, vị trí địa lý ảnh hưởng một phần đến q trình cung cấp dịch vụ kèm theo trong chính sách sản phẩm của doanh nghiệp.

Cơng nghệ: Có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và quá trình phát triển sản

phẩm mới của doanh nghiệp. Cộng nghệ luôn thay đổi hàng ngày, hàng giờ cùng sự tiến bộ của khoa học thế giới vì thế doanh nghiệp cần cập nhật các cơng nghệ mới để áp dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

1.3.1.4 Môi trường văn hóa – xã hội

Văn hóa được định nghĩa là hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể, được chia sẻ một cách cụ thể.

Văn hóa là yếu tố khó xác định cụ thể nhưng tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua và thái độ của người tiêu dùng. Nắm được yếu tố văn hóa của khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp trong việc thiết kế sản phẩm và đưa ra các chương trình chính sách để thu hút và kích thích khách hàng của mình.

1.3.2 Mơi trường ngành

1.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Là những đối thủ có ảnh hưởng trực tiếp đến

q trìn tổ chức kinh doanh của công ty. Số lượng, quy mô hoạt động của các đối thủ cạnh tranh cho biết mức độ khốc liệt trên thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Các yếu tố: tiềm lực của đối thủ, các chiến lược kinh doanh, chiến lược chính sách sản phẩm… cần được doanh nghiệp quan tâm khi ra quyết định và thực hiện bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến chính sách sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Là những doanh nghiệp đang có ý định tham gia

vào thị trường kinh doanh. Tuy các doanh nghiệp này chưa ảnh hưởng trực tiếp nhưng doanh nghiệp cần có những phương án ứng phó với sự gia nhập thị trường để có sự chuẩn bị và chủ động kịp thời.

1.3.2.2 Khách hàng

Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chính sách sản phẩm. Do đó, trước khi đưa ra bất kỳ chiến lược nào liên quan đến sản phẩm doanh nghiệp cần xác định lại khách hàng mục tiêu của mình là ai? Đặc điểm nhân khẩu học của họ là gì? Từ đó đưa ra các kế hoạch phù hợp.

1.3.2.3 Nhà cung ứng

Là nhà cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng của các nguyên vật liệu đầu vào này ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng sản phẩm còn ảnh hưởng đến mức độ hài lịng của khách hàng. Vì thế chú trọng đến chất lượng của các nhà cung ứng và đảm bảo có nhà cung ứng thay thế trong các trường hợp cần thiết cần được các doanh nghiệp ưu tiên và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.

1.3.2.4 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn và sức mua của khách hàng. Khơng những vậy cịn là yếu tố tác động đến quá trình phát triển các sản phẩm mới và cơ cấu của sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng các sản phẩm thay thế để đưa ra chính sách cho sản phẩm của mình.

1.3.3 Các yếu tố nội tại doanh nghiệp

1.3.3.1 Tài chính

Tài chính là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến chiến lược của cơng ty. Các doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh việc phát triển thị trường thuận lợi hơn là doanh nghiệp có tài chính yếu kém. Tuy nhiên, đó khơng phải là tất cả mà việc sử dụng nguồn tài chính phù hợp mới là điều quan trọng mà các doanh nghiệp quan tâm.

Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần đưa ra các chế độ đãi ngộ để khuyến khích nhân viên làm việc: Lương thưởng, đào tạo, chế độ bảo hiểm…

1.3.3.3 Cơng nghệ thiết bị sản xuất.

Cơng nghệ có ảnh hưởng đến trực tiếp đến hiệu quả làm việc của doanh nghiệp. Vì thế, thường xun cập nhật cơng nghệ không chỉ hỗ trợ và giảm sức lao động của nhân viên còn khiến cho năng suất được nâng cao.

1.3.3.4 Văn hóa tổ chức.

Là một trong những yếu tố đặc trưng của mỗi doanh nghiệp khiến mỗi doanh nghiệp có đặc thù và văn hóa tổ chức riêng. Điều đó có tác động lớn đến sự tồn tại và mức độ gắn kết hoạt động giữa các thành viên trong tổ chức. Để một doanh nghiệp vững mạnh và có sự liên kết thì yếu tố này là khơng thể thiếu.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM PHỤ KIỆN, TRANG TRÍ LÀM ĐẸP CỦA CƠNG TY CP

TỊ HE TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển chính sách sản phẩm phụ kiện, trang trí làm đẹp của Công ty Cổ phần Tò He tại thị trƣờng Hà Nội (Trang 29 - 33)