Thực trạng pháp luật về người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngƣời đại diện trong doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị thanh h (Trang 40 - 45)

6. Kết cấu khóa luận

2.2. Thực trạng pháp luật về người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp

2.2.1. Điều kiện, tiêu chuẩn người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.

Theo khoản 5 điều 15 Luật doanh nghiệp 2014 quy định điều kiện, tiêu chuẩn người đại diện theo ủy quyền trong doanh nghiệp

Một trong những vấn đề thường phát sinh trong mối quan hệ uỷ quyền là những người đại diện lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của cơng ty phục vụ lợi ích riêng của bản thân hoặc làm thất thoát các nguồn lực do công ty kiểm soát. Nhất là khi chủ sở hữu là tổ chức chỉ có thể thực thi qùn sở hữu của mình từ xa, khơng thường xun. Vì thế, khơng phải ngẫu nhiên mà tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện theo uỷ quyền của thành viên quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014 được đánh giá là khá chi tiết và chặt chẽ hơn nếu so sánh với điều kiện làm người đại diện theo uỷ quyền tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015. Đây là điều hết sức cần thiết, nó xuất phát từ mong muốn nhằm bảo vệ tốt hơn

và tạo điều kiện thực hiện các quyền của chủ sở hữu một cách hiệu quả. Việc áp dụng chặt chẽ những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo người đại diện theo uỷ quyền có khả năng đưa ra những quyết định độc lập, khách quan, vì lợi ích của chủ sở hữu và công ty.

- “Năng lực hành vi dân sự đầy đủ” theo định nghĩa tại điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Nội dung của năng lực hành vi dân sự không chỉ bao gồm năng lực thực hiện các giao dịch dân sự hoặc các hành vi pháp lý mà còn cả bao gồm năng lực chịu trách nhiệm do thực hiện hành vi trái pháp luật như bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, thực hiện cơng việc khơng có uỷ quyền. Theo điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể làm người đại diện theo uỷ quyền, trừ những trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập thực hiện. Với quy định tại điểm đ khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự không được quyền quản lý doanh nghiệp. Quy định này được hiểu trong thực tế là, các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tức là phải đủ 18 tuổi trở lên. Nhưng như đã phân tích ở phần trên, các chức danh này thường là người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp. Như vậy, liên hệ với các quy định của pháp luật hiện hành, có thể đưa đến một suy đoán rằng, người chưa thành niên không thể làm người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp.

- “Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp”. Các đối tượng thuộc diện cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp còn được ghi nhận trong các đạo luật khác như Điều 19; Điều 20 của Luật Cán bộ công chức quy định những việc cán bộ công chức không được làm, Điều 37 của Luật phịng chống tham nhũng quy định những việc cán bộ, cơng chức, viên chức không được làm;

Các đối tượng này bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân, viên chức quốc phịng trong các cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh cũng thuộc đối tượng này.

Như vậy, việc cấm những đối tượng nêu trên không được thành lập, quản lý doanh nghiệp đồng nghĩa với việc nhóm đối tượng này khơng đủ điều kiện để làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- “Thành viên, cổ đơng là cơng ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại cơng ty khác”

Ngồi ra, thành viên, cổ đông nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cơng ty và người có thẩm qùn bổ nhiệm người quản lý cơng ty cũng chịu quy định khác điều chỉnh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Cụ thể, người có mối quan hệ của những người này không được phép làm người đại diện theo ủy quyền của công ty khác.

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.

- “Người được ủy quyền nhân danh và vì lợi ích của người ủy qùn khi thực hiện việc đại diện”

Mặc dù người đại diện có thể có những quyền năng rất lớn (theo thỏa thuận hoặc pháp luật cho phép) nhưng tất cả mọi công việc, hoạt động, hành vi của người đại diện ln phải được thực hiện vì lợi ích của người được đại diện. Người đại diện hoạt động khơng nhân danh chính bản thân mình và khơng được vì lợi ích của mình. Bản chất của đại diện đã là vì người khác, vì vậy người đại diện phải nỗ lực hết mình để thực hiện các cơng việc được đại diện sao cho có lợi nhất (trong điều kiện có thể), vì lợi ích của người mà mình đã đại diện. Người đại diện cho pháp nhân cũng không ngoại lệ, họ phải ln vì lợi ích của pháp nhân, tổ chức của mình và khơng thể vì lợi ích cá nhân. Chính vì vậy mà người đại diện khơng được phép xác lập, thực hiện các giao dịch với chính mình hoặc với người khác mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ một số trường hợp đặc thù. Trong một số trường hợp đặc thù, pháp luật có cho phép người đại diện được phép thực hiện một số loại giao dịch này, nhưng để đảm bảo quyền lợi

của người được đại diện và tính khách quan của các giao dịch, pháp luật có những ràng buộc bằng một số điều kiện, trình tự, thủ tục nhất định cho những trường hợp tại điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2017. Trong trường hợp người được đại diện, vì một mục đích nào đó hoặc vì lợi ích của bản thân, thực hiện cơng việc gây ra bất lợi hoặc thiệt hại cho người đã ủy quyền, thì người đã ủy quyền có quyền khởi kiện để yêu cầu người được ủy quyền bồi thường thiệt hại. Đồng thời, người được ủy quyền phải giao trả đầy đủ tất cả mọi văn bản, giấy tờ, toàn bộ các khoản tiền, tài sản và tất cả lợi ích thu được khi thực hiện các cơng việc được ủy quyền cho người đã ủy quyền. Đây là nghĩa vụ của người được ủy quyền. Hợp đồng, giao dịch được ký kết và thực hiện giữa người đại diện với chính mình hoặc với người thứ ba cũng do chính mình là người đại diện có thể bị vơ hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật (xem điều 117, 123, 407 BLDS 2015). Điều này cũng cho thấy người đại diện và người được đại diện không thể là những người có qùn, lợi ích trái ngược, xung đột.

- “Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.”

Trên thực tế, người đại diện thực hiện các cơng việc vì lợi ích của người được đại diện chứ khơng vì lợi ích của mình. Mặt khác, người được đại diện mới là người có qùn. Chính vì vậy, mọi vấn đề phát sinh từ quan hệ đại diện, dù là đại diện theo ủy qùn ln tạo ra qùn và nghĩa vụ cho chính người được đại diện (Điều 134, 567, 568 BLDS). Người đại diện theo ủy quyền có quyền và nghĩa vụ với người được đại diện theo thỏa thuận tại hợp đồng ủy quyền và quy định của pháp luật. Đối với trường hợp đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người đại diện với người thứ ba trong giao dịch chỉ đơn thuần là các quyền, nghĩa vụ mà luật quy định. Nhưng trong mọi trường hợp, các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đại diện và người được đại diện theo ủy qùn khơng bao giờ có thể ràng buộc được người đại diện phải chịu trách nhiệm với tư cách là chủ sở hữu của tài sản hoặc đương nhiên phải chịu trách nhiệm đối với người thứ ba. Vì vậy, khơng thể tồn tại thỏa thuận kiểu như “người được ủy quyền phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm khi thực hiện các công việc được ủy quyền với người thứ ba”. Điều này cũng phù hợp với quy định khi chấm dứt việc ủy quyền do người ủy quyền chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện theo ủy qùn có nghĩa vụ thanh toán tồn bộ

các khoản tiền, lợi ích và bàn giao lại đầy đủ các tài liệu, tài sản, các công việc đang thực hiện cho người thừa kế của người ủy quyền cũng như phù hợp với quy định về việc người ủy quyền phải thanh toán cho người được ủy quyền các chi phí hợp lý mà họ đã bỏ ra để thực hiện các công việc được ủy quyền (xem điều 568 BLDS).

- Người đại diện theo ủy quyền chỉ được phép thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong phạm vi được ủy quyền. Mọi hành vi mà không thuộc phạm vi được ủy qùn đều khơng có hiệu lực với bên thứ ba. Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền do vi phạm nghĩa vụ.

2.2.3. Chấm dứt đại điện đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.** Chấm dứt đại diện theo ủy quyền do thỏa thuận. ** Chấm dứt đại diện theo ủy quyền do thỏa thuận.

Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền có thể xảy ra khi các bên thỏa thuận với nhau chấm dứt đại diện, khi công việc được ủy quyền thực hiện chưa được thực hiện.

** Chấm dứt đại diện theo ủy quyền do thời hạn ủy quyền đã hết.

Khi thỏa thuận về việc đại diện theo ủy quyền, có nhiều trường hợp các bên phải thỏa thuận về thời hạn ủy quyền. Khi thời hạn thỏa thuận kết thúc, quan hệ đại diện theo ủy quyền cũng chấm dứt.

** Chấm dứt đại diện theo ủy quyền do công việc được ủy quyền đã hoàn thành.

Một trong những căn cứ chấm dứt đại diện theo ủy quyền là do công việc được ủy quyền đã hồn thành. Căn cứ xác định cơng việc đã hoàn thành và thời gian hoàn thành phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại công việc.

** Chấm dứt đại diện theo ủy quyền do người được đại diện hoặc người đại diện

đơn phương chấm dứt việc thực hiện ủy quyền.

Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền do một trong các bên đơn phương chấm dứt việc thực hiện ủy quyền không phải là trường hợp hiếm gặp. Khi muốn xác lập quan hệ đại diện theo ủy quyền thì các bên phải ký kết với nhau một hợp đồng ủy quyền và được lập thành văn bản. Tùy vào từng loại hợp đồng mà có thể cần cơng chứng hoặc khơng, (ví dụ trong trường hợp người đứng đầu cơ quan ủy quyền cho A đại diện thực hiện các giao dịch dân sự thì hợp đồng này khơng cần phải cơng chứng). Khi một trong các bên của hợp đồng, cụ thể là người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền thì việc xử lý vi phạm cũng như đền bù phụ thuộc hoàn toàn vào điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng

không quy định cụ thể việc đền bù thiệt hại thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết.

2.2.4. Thay đổi người đại diện theo ủy quyền

Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành, công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể có nhiều hơn 01 người đại diện theo ủy quyền. Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngồi khi thực hiện góp vốn vào những doanh nghiệp, những cơng ty cổ phần cũng cần phải có người đại diện theo ủy quyền. Đây là những đối tượng khi đăng ký công ty cần nộp giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chính vì thế, khi có những thay đổi, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo ủy quyền và thơng báo đến cơ quan có thẩm quyền.

Nếu việc thay đổi người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngồi, cơng ty cần nộp hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký cơng ty (khi có thay đổi về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú của người đại diện theo ủy

quyền);

Văn bản ủy quyền

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi người đại diện ủy qùn gửi thơng báo đến Phịng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Nếu việc thay đổi người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên thì Thủ tục thay đổi người đại diện theo ủy quyền sẽ không giống với trường hợp trên. Với trường hợp này thì hồ sơ bao gồm:

Thơng báo thay đổi nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp: thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền;

Danh sách người đại diện theo ủy quyền sau khi đã thay đổi Văn bản ủy quyền.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngƣời đại diện trong doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị thanh h (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)