6. Kết cấu khóa luận
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về người đại diện trong doanh nghiệp
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về người đại diện đã có những tiến bộ quan trọng. Nhiều luật, nghị định, thông tư đã được ban hành tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để nhà nước quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực kinh tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hóa dường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà Nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Để định hướng hồn thiện hệ thống pháp ḷt đúng đắn thì các nhà hoạch định chính sách phải căn cứ vào các điều kiện kinh tế xã hội, yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thứ nhất, hoàn thiện thống nhất của pháp luật về người đại diện để mọi cơ quan, tổ chức, công dân tiếp cận hệ thống pháp luật một cách dễ dàng, giảm bớt thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật cũng như xác định hiệu lực của văn bản, thì một trong những giải pháp đặt ra là pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật.
Thứ hai, hoàn thiện thống pháp luật về người đại diện phải xuất pháp từ đường lối đổi mới kinh tế, xã hội nói chung, của đảng, của nhà nước và đặc trưng của nền kinh tế theo định hướng XHCN như sau:
- Tiếp tục hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế.
- Tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động: góp vốn thành lập doanh nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp; chuyển nhượng vốn và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp.
- Khắc phục các hạn chế, bất cập của Luật doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp, mơ hình doanh nghiệp, quản trị nội bộ doanh nghiệp, minh bạch trong doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước.
- Thể chế hóa vấn đề mới phát sinh. Bổ sung thêm các quy định đặc thù của quản trị doanh nghiệp nhà nước, nhất là doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước; thể chế hóa về pháp lý doanh nghiệp xã hội nhằm tạo cơ sở thúc đẩy sự phát triển loại doanh nghiệp này như một phương thức mới giải quyết vấn đề xã hội. ghiệp, quản trị nội bộ doanh nghiệp, minh bạch trong
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, tiếp tục phát huy kết quả và tác động tích cực của các cải cách trong Luật doanh nghiệp 2000, Luật doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 và những quy định hiện hành về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thứ tư, cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong quy định về người đại diện trong doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt và hiểu được đúng tinh thần mà luật đưa ra đòi hỏi. Điều này là hết sức cần thiết giúp hướng dẫn doanh nghiepj trong việc áp dụng, tránh việc hiểu sai lệch các quy định của pháp luật. Biết luật và thực hiện đúng luật là điều rất quan trọng hiện naykhi đất nước đang hội nhập kinh tế thế giới, bất kể khi nào cũng có cơ hội. Vì thế nắm vững ḷt là chìa khóa để các doanh nghiệp tự chủ động kinh doanh nói chung và trong thực hiện các quy định về người đại diện nói riêng.