Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngƣời đại diện trong doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị thanh h (Trang 45 - 49)

6. Kết cấu khóa luận

2.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác

xác lập, thực hiện.

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện luôn là vấn đề cơ bản của chế định đại diện, có ý nghĩa trong việc bảo đảm an tồn về mặt pháp lý mà quan hệ đại diện chứa đựng nhiều khả năng phá vỡ.

** Trường hợp thứ nhất, người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm

vi thẩm quyền đại diện:

Theo quy định, doanh nghiệp phải chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với hành vi của người đại diện trong phạm vi đại diện. Khi người đại diện nhân danh doanh nghiệp giao dịch với một bên thứ ba, giao dịch dân sự đó khơng phải được xác lập giữa người đại diện với bên thứ ba mà là giữa doanh nghiệp với bên thứ ba.

Nói cách khác, người đại diện khơng phải là một bên giao dịch. Trong phạm vi đại diện, người đại diện khơng có trách nhiệm gì đối với các giao dịch đã được xác lập một cách hợp pháp, không chịu trách nhiệm về việc các bên trong giao dịch có thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ như đã giao kết hay không.

** Trường hợp thứ hai, khi người đại diện của doanh nghiệp xác lập, thực hiện

giao dịch vượt quá thẩm qùn hoặc khơng có thẩm qùn đại diện, hậu quả pháp lý của tình huống đó được pháp ḷt xử lý như sau:

Về nguyên tắc thì người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Nhưng trong nhiều trường hợp, người đại diện đã tiến hành giao dịch mà khơng có thẩm quyền đại diện hay vượt quá thẩm quyền đại diện. Theo quy định tại Điều 142, Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch do người khơng có qùn đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Còn giao dịch do người đại diện xác lập thực hiện vượt quá phạm vi không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối.

Thông thường, trong thực tiễn giao kết hợp đồng, những căn cứ sau đây được xem là hành vi biết mà không phản đối:

1. Sau khi hợp đồng đã được ký kết, có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng Giám đốc đã báo cáo với Chủ tịch HĐQT biết hợp đồng đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của BGĐ, biên bản cuộc họp của HĐTV hay HĐQT, có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...).

2. Chủ tịch HĐQT thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất

kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng hoặc trên sổ sách kế toán của Cơng ty...).

3. Chủ tịch HĐQT có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thoả thuận của hợp đồng (ký các văn bản xin gia hạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng...).

4. Chủ tịch HĐQT đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việc ký kết, thực hiện hợp đồng mà có (sử dụng phương tiện để đi lại, để kinh doanh, sử dụng trụ sở để làm việc mà biết phương tiện, trụ sở đó có được là do việc ký kết, thực hiện hợp đồng đó mà có...) Một điểm nữa là, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 đối với việc giao kết hợp đồng, thực hiện các giao dịch không tuân theo các quy định tại Điều 67 về Hợp đồng giao dịch phải được HĐTV chấp nhận; Điều 86 về hợp đồng, giao dịch của cơng ty với những người có liên quan; Điều 162 về hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận thì hậu quả pháp lý chung là hợp đồng, giao dịch bị tuyên vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cách thức xử lý hậu quả trong trường hợp này có sự khác nhau giữa LDN và BLDS, theo LDN thì hợp đồng giao dịch bị tun vơ hiệu, cịn BLDS thì quy định chỉ có phần giao dịch vượt quá thẩm qùn mới khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối.

Trường hợp vượt quá phạm vi đại diện

Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối.

Đối với đại diện theo ủy quyền mà người đại diện xác lập thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền mà người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực đối với người được đại diện. Nếu người được đại diện không đồng ý xác lập thực hiện giao dịch thì phần xác lập thực hiện do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện khơng có hiệu lực với người được đại diện. Người đại diện phải tự chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự với những người tham gia giao dịch.

Tuy nhiên đối với đại diện theo pháp luật thì căn cứ vào điều lệ của pháp nhân, căn cứ vào nhiện vụ quyền hạn của người đứng đầu pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để xem xét người đại diện có vượt quá phạm vi đại diện hay không. Nếu vượt quá thẩm quyền đại diện thì pháp nhân sẽ khơng chịu trách nhiệm vê hành vi vượt quá của người đại diện, người đại diện phải tự mình thực hiện phần vượt quá đó.

Khi phát hiện người đại diện thực hiện hành vi vượt quá phạm vi đại diện thì người tham gia giao dịch có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện giao dịch hoặc hủy bỏ giao dịch đối với phần vượt quá đó hoặc hủy bỏ toàn bộ giao dịch và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có. Trong trường hợp người tham gia giao dịch biết người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì phàn giao dịch vượt quá đó có hiệu lực đối với người tham gia giao dịch.

Trường hợp người tham gia giao dịch và người đại diện thông đồng để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thi phải tự chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp do người khơng có thẩm quyền đại diện

Người khơng có qùn đại diện xác lập giao dịch với người thứ 3 nhân danh người được đại diện thì giao dịch đó khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện với người thứ 3. Hành vi nhân danh người khác là hành vi vi phạm pháp luật có thể xâm hại tới danh dự nhân phẩm uy tín của người được nhân danh và có thể gây thiệt hại cho người được nhân danh. Nói cách khác đó là hành vi mạo danh người khác tham gia giao dịch, vì vậy người nhân danh người khác tham gia giao dịch phải tự chịu trách nhiệm với người đã tham gia giao dịch đó.

Khi phát hiện người tham gia giao dịch là người khơng có qùn đại diện thì người thứ 3 thơng báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để ngươi đại diện hoặc người được đại diện trả lời trong thời hạn ấn định. Nếu hết thời gian này mà khơng trả lời thì giao dịch đó khơng làm phát sinh qùn và nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người khơng có qùn đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình. Trừ trường hợp người giao dịch đã biết hoặc phải biết về việc khơng có đại diện. Nếu người thứ 3 đã biết hoặc buộc phải biết người tham gia giao dịch với mình khơng có qùn đại diện mà vẫn xác lập giao dịch

thì giao dịch đó vơ hiệu, vì vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch là khơng có ý chí tự nguyện của người tham gia giao dịch.

Trường hợp người đã giao dịch với người khơng có qùn đại diện hoặc phải biết việc khơng có qùn đại diện mà vẫn giao dịch thì khơng có qùn đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập. Vì người đã giao dịch với người khơng có qùn đại diện đã chấp nhận giao dịch với chính người khơng có qùn đại diện đó, cho nên giao dịch có hiệu lực buộc người khơng có qùn đại diện phải tự chịu trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó.

Tuy nhiên sau khi người khơng có qùn đại diện xác lập và thực hiện giao dịch dân sự mà người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý cho người đã nhân danh minh xác lập thực hiện giao dịch thì người được đại diện có các qùn, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch với người thứ ba.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngƣời đại diện trong doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị thanh h (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)