Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về người đại diện

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngƣời đại diện trong doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị thanh h (Trang 59 - 65)

6. Kết cấu khóa luận

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về người đại diện

diện trong doanh nghiệp

Thứ nhất, về tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện của doanh nghiệp,

Về tiêu chuẩn, điều kiện người đại diện theo pháp luật, bên cạnh tiêu chuẩn điều kiện của các chức danh quản lý, đối với chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tác giả kiến nghị LDN cần bổ sung thêm điều kiện trình độ học vấn. hành vi của người đại diện theo pháp luật sẽ ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch, Địi hỏi người đại diện phải có một nền tảng kiến thức tối thiểu đủ để am hiểu về trách nhiệm, hậu quả pháp lý đối với các hành vi của mình. Do đó, sẽ là hết sức cần thiết nếu có quy định cụ thể về trình độ học vấn đối với người đại diện theo pháp luật

Về tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện theo uỷ quyền, người đại diện theo uỷ quyền khơng cần năng lực pháp lý đầy đủ bởi vì năng lực của người đại diện xuất phát từ người được đại diện, chính người được đại diện phải chịu trách nhiệm về hành

vi của người đại diện, chứ khơng phải ai khác. Vì thế, LDN khơng nhất thiết phải quy định cứng nhắc người đại diện theo uỷ quyền phải đủ năng lực hành vi dân sự, điều này là phương tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho người đại diện theo uỷ quyền có cơ hội tham gia các giao dịch một cách thuận lợi nhất.

Thứ hai, về phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật, LDN quy định doanh nghiệp được quyền quy định nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Mặt khác, về đại diện của pháp nhân điều 85 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền. Luật Doanh nghiệp 2014, ngoài đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền, nhiều chủ thể khác cũng được quyền nhân danh doanh nghiệp trong những hoạt động khác nhau, chẳng hạn:

- Giám đốc hoặc tổng giám trong cơng ty TNHH có quyền ký hợp đồng, thỏa thuận nhân danh công ty (Điều 64, Điều 81, Điều 99 LDN 2014).

- Hội đồng thành viên có qùn nhân danh cơng ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của giám đốc hoặc tổng giám đốc (Điều 79; Điều 90 LDN 2014)

- Chủ tịch công ty nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của giám đốc hoặc tổng giám đốc (Điều 80 LDN 2014)

- Hội đồng quản trị có tồn qùn nhân danh cơng ty để qút định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (Điều 149 LDN 2014).

- Thành viên cơng ty có qùn nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác (Điều 50 LDN 2014).

Chưa rõ các chủ thể nêu trên có được Luật Doanh nghiệp 2014 coi là “đại diện theo pháp luật” của công ty không, khi mà quyền nhân danh công ty của họ như đã trích dẫn là do pháp ḷt quy định, chứ khơng phải do được ủy quyền

Do đó, người viết kiến nghị rằng, nên xác định thẩm quyền của những người cùng là đại diện theo pháp luật công ty nhưng khác nhau về chức danh quản lý. đối với người thứ ba trong trường hợp một đại diện theo pháp luật phản đối văn bản mà người đại diện theo pháp luật khác đã ký kết.

Thứ nhất, nâng cao vai trò của Điều lệ công ty.

Bản Điều lệ là sự cụ thể hoá Luật Doanh nghiệp vào từng doanh nghiệp nhất định, là “luật con” của Doanh nghiệp, một “hiến pháp” của cả công ty. Ngày nay các Điều lệ riêng của các doanh nghiệp cũng có giá trị pháp lý ở một chừng mực nào đó với các bên tham gia giao dịch pháp lý với doanh nghiệp vì đó là thành quả của sự tự do ý chí – những ý chí hình thành nên doanh nghiệp và được coi là “Hiến pháp” của doanh nghiệp. Cho dù “hiến pháp công ty” được xây dựng một cách chính thức theo yêu cầu của luật pháp, hoặc chỉ là tập hợp các quy định khơng chính thức, thì đây ln là những nền móng cơ bản của thực thể công ty. Trong Điều lệ sẽ bao hàm những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơng ty như: Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty, qùn và nghĩa vụ của thành viên/cổ đông, cơ cấu tổ chức quản lý, người đại diện theo pháp luật đối với công ty, quyền và nghĩa vụ của các cổ đơng, thành viên góp vốn, căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương,...

Luật Doanh nghiệp năm 2014 xuất hiện lặp đi lặp lại rất nhiều lần các cụm từ như: “Trừ trường hợp điều lệ cơng ty có quy định khác”, “trong trường hợp điều lệ cơng ty khơng có quy định khác thì…”, “do điều lệ cơng ty quy định”. Như vậy có thể thấy pháp luật đã thừa nhận vai trò quan trọng của Điều lệ công ty. Trong nhiều hoạt động của công ty cũng như những tranh chấp phát sinh, những quy định của điều lệ công ty nếu không trái pháp luật sẽ được ưu tiên áp dụng.

Do đó, tác giả kiến nghị rằng, việc quy định cụ thể, chi tiết trong bản Điều lệ cách thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, địa vị pháp lý, tiêu chuẩn, điều kiện, phạm vi, thẩm quyền của người đại diện của doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện là điều cực kỳ cần thiết, quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bảo vệ quyền, lợi ích của các bên khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp cần có cơ chế cơng khai về sự phân định thẩm quyền đại diện như cơng bố trên trang website chính thức Cổng thơng tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, website riêng của doanh nghiệp hoặc các hình thức khác nhằm giúp bên thứ ba tiếp nhận thơng tin. Bên cạnh đó, việc phân định thẩm quyền được xác định theo hướng phân công theo chức năng, nhiệm vụ, không quy định theo hướng liệt kê nhằm tránh tình trạng chồng chéo, thậm chí là phạm vi đại diện không bao quát được hết

thẩm quyền của người đại diện.Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp được coi là một trong những biện pháp quan trọng để đưa những quy định pháp luật tới mọi tầng lớp doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh.

Tăng cường cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp. Đây chính là nhu cầu hết sức quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cao hơn nữa là địi hỏi của chính nền kinh tế khi doanh nghiệp đóng vai trị xương sống, tạo thu nhập ổn định xã hội và thúc đẩy tiến trình hội nhập rộng lớn trong mơi trường kinh doanh quốc tế, theo luật pháp thống nhất mà Việt Nam đang phấn đấu trở thành một thành viên đầy đủ của WTO. Các doanh nghiệp hoạt động năng động trong một sân chơi bình đẳng có sự bảo trợ an tồn về hành lang pháp lý.

Việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, để hạn chế các sai phạm trong hoạt động kinh doanh do liên quan đến người đại diện theo pháp luật. Và là nhu cầu hết sức quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cao hơn nữa là địi hỏi của chính nền kinh tế khi doanh nghiệp đóng vai trị xương sống, tạo thu nhập ổn định xã hội và thúc đẩy tiến trình hội nhập rộng lớn trong môi trường kinh doanh quốc tế.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm mở cửa đã có những bước chủn mình lớn. Kinh tế xã hội càng phát triển càng tạo nên một thị trường năng động, cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong mơi trường đó khơng chỉ xuất phát từ sức mạnhvề tài chính mà cịn địi hỏi một hành lang pháp lí thật vững chắc đảm bảo cơng bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, phát triển bản thân doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của mình, vừa tránh khỏi những rắc rối mà đối thủ cạnh tranh có thể gây phiền nhiễu.

Song song với sự phát triển của nền kinh tế, đó là sự đổi mới, hồn thiện của hệ thống pháp luật nhằm mục đích tạo mơi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp của mình. Luật doanh nghiệp 2014 ra đời được coi là bước đột phá của Đảng và Nhà nước , thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của cơng dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì ḷt pháp khơng cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.

Luật doanh nghiệp 2014 có khá nhiều thay đổi về mặt quản trị cơng ty, trong đó có thay đổi về người đại diện trong doanh nghiệp. Để có thể thích ứng được với quy định mới, doanh nghiệp sẽ buộc phải phân định rõ quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của người đại diện trước khi quyết định làm ăn với các doanh nghiệp khác.

Luật Doanh nghiệp 2014 sẽ có hiệu lực từ 01/07/2015, hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và tháo gỡ nhiều khó khăn, hạn chế góp phần tạo điều kiệmở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi phù hợp với xu hướng chung của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình ḷt Dân sự tập II, nhà xuất bản Cơng an Nhân dân, Hà Nội

2. Phan Thị Mai (2011), Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Nguyễn Thị Thu Vân (1998), Một số vấn đề về cơng ty và hồn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thanh, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Trang thơng tin điện tử của Tạp chí Dân chủ và pháp luật, truy cập ngày 13 tháng 03 năm 2018

http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=147 5. Nguyễn Văn Lộc, Những điều cần biết về thành viên HĐQT độc lập, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn online, truy cập ngày 14 tháng 03 năm 2018

http://www.doanhnhansaigon.vn/tu-van-phap-luat/nhung-dieu-can-biet-ve- thanhvien-hdqt-doc-lap/1099456/.

6. Nguyễn Lâm, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Trang sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chia Minh, truy cập ngày 15 tháng 03 năm 2018

http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/TinTuc/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx? List=43cc31f0-7871-4326-83d2-11fceebc16ea&ID=196&Web=914d7bf3-7db3-45a9- 8171-246d27cf1f24

7. Hoàng Thanh Tuấn, Một số lưu ý về người đại diện theo pháp luật theo quy định Luật doanh nghiệp 2014, truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2018

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/2997/M %E1%BB%98T-S%E1%BB%90-L%C6%AFU-%C3%9D-V%E1%BB%80-NG %C6%AF%E1%BB%9CI-%C4%90%E1%BA%A0I-DI%E1%BB%86N-THEO-PH %C3%81P-LU%E1%BA%ACT-THEO-QUY-%C4%90%E1%BB%8ANH-T %E1%BA%A0I-LU%E1%BA%ACT-DOANH-NGHI%E1%BB%86P-N%C4%82M- 2014.aspx

8. Đậu Quốc Dũng, Một số vấn đề trong đại diện theo ủy qùn của cổ đơng, thành viên góp vốn, chủ sở hữu trong doanh nghiệp, truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2018

http://vietthink.vn/117/print-article.html

9. Mai Chuyên, Quy định về người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2018

https://viettinlaw.com/quy-dinh-ve-nguoi-dai-dien-theo-uy-quyen-cua-doanh- nghiep.html

10.Luật Dương Gia, Người đại diện theo ủy quyền của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, truy cập ngày 30 tháng 03 năm 2018

https://luatduonggia.vn/nguoi-dai-dien-theo-uy-quyen-cua-cong-ty-tnhh-2-thanh- vien-tro-len/

11.Luật Toàn Giang, Quy định mới nhất về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức, truy cập ngày 30 tháng 03 năm 2018

http://www.thanhlapdoanhnghiep.net.vn/quy-dinh-moi-nhat-ve-nguoi-dai-dien- theo-uy-quyen-cua-chu-so-huu-thanh-vien-co-dong-la-to-chuc.htm

12.Nguyễn Thanh, Ủy quyền và những điều cần lưu ý, truy cập ngày 31 tháng 03 năm 2018

http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1576

13. Chu Thị Trang Vân (2005), “Cơ chế điều chỉnh pháp luật”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN số 2

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về ngƣời đại diện trong doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị thanh h (Trang 59 - 65)