Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại thực ti n thực hiện tại công ty TNHH kuroda kagaku (Trang 41 - 43)

1.3.1 .Nguyên tắc tôn trọng thoả thuận của các bên

3.3.Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

3.3.1. Về ý thức tuân thủ pháp luật của thương nhân kinh doanh

Về phía doanh nghiệp chung: Trong hợp đồng thương mại hiện nay về điều khoản giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp trong nước thì thường hay chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Tịa vì các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng trọng tài khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, họ cho rằng quyết định của Tịa án có giá trị pháp lý cao hơn quyết định của trọng tài; họ chưa tin lắm về hiệu lực thi hành các quyết định trọng tài và do họ chưa nhận biết được tính ưu việt hơn của phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Hoặc khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thì do sự nhận thức không đầy đủ về cách thức giao kết điều khoản trọng tài dẫn đến điều khoản trọng tài bị vơ hiệu. Vì vậy, cần phải tuyên truyền pháp luật để pháp luật nhanh chóng đi vào áp dụng thực tiễn. Phía doanh nghiệp cũng cần chú trọng hơn trong việc nghiên cứu tìm hiểu pháp luật về trọng tài thương mại để nắm rõ quy định nội dung pháp luật điều chỉnh nhằm tránh trường hợp vơ hiệu thỏa thuận trọng tài.

Về phía cơng ty TNHH Kuroda Kagaku Việt Nam mặc dù chưa có tranh chấp nào xảy ra trong thực tế khi áp dụng Luật Trọng tài thương mại nhưng cũng cần nghiên cứu rõ hơn trong vấn đề thỏa thuận trọng tài tránh khi có tranh chấp xảy ra sẽ không bị vô hiệu thỏa thuận.

3.3.2. Về hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan

Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề giải quyết trang chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay vẫn cịn khá sơ sài, chưa có nhiều quy định cụ thể, hoặc nhiều quy định của pháp luật khơng đúng với thực tế. Vì vậy, việc nghiên cứu bổ sung hồn thiện pháp luật trọng tài thương mại mà vơ cùng cần thiết. Có thể nghiên cứu thay đổi hồn thiện theo hướng sau đây: mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài bao gồm cả các tranh chấp dân sự, kinh tế và lao động giống như pháp luật nhiều nước trên thế giới; pháp luật cần phải làm rõ, đầy đủ cả hình thức và nội dung của thoả thuận trọng tài; pháp luật về trọng tài cũng nên cho phép Hội đồng trọng tài được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ thực hiện biện pháp này; Luật Trọng tài thương mại 2010 cần có các quy định cụ thể về việc triệu tập nhân chứng (người thứ ba); Luật Trọng tài thương mại năm 2010 nên cho phép các trung tâm nước ngoài mời trọng tài viên nước ngoài vào danh sách trọng tài của trung tâm mình; cần có những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sự hỗ trợ của Cơ quan thi hành án đối với thực thi quyết định của trọng tài.

KẾT LUẬN

Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại mang trong mình những ưu điểm nổi bật với tính hiệu quả cao. Chính vì vậy, trên thế giới trọng tài thương mại ln là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi có tranh chấp thương mại đặc biệt là tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, thực trạng trọng tài thương mại ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu, bổ sung, phổ biến sử dụng cũng như hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại mang một ý nghĩa to lớn với nền kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đạo Luật mẫu về thương mại quốc tế của UNCITRAL; 2. Luật Trọng tài thương mại 2010;

3. Alanredefern, Martin Hunter, Nigel Blackab, Constantine Partansides (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Sweet & Maxwell, LuânĐôn;

4. Tưởng Duy Lượng (2017) Bình luận bộ luật tố tụng dân sự, luật trọng tài thương mại và thực tiễn xét xử, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội;

5. Đặng Minh Phương (2014), Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Các wedsite:

- http://thuvienphapluat.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại thực ti n thực hiện tại công ty TNHH kuroda kagaku (Trang 41 - 43)