1.3.1 .Nguyên tắc tôn trọng thoả thuận của các bên
2.4. Kết luận nghiên cứu
2.4.1 Về pháp luật điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
a. Ưu điểm
Ngày nay, trọng tài thương mại đang dần trở thành phương pháp giải quyết tranh chấp phổ biến được các doanh nghiệp tin dùng nhờ sự hiệu quả và nhanh gọn của mình. Trong những năm gần đây việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam, thể hiện không chỉ qua sốlượng các vụ tranh chấp được giải quyết mà còn qua sự đa dạng của các lĩnh vực tranh chấp. Thật vậy, tính từ sau khi Luật trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực đến năm 2014 tổng số vụ tranh chấp được giải quyết tại các trung tâmtrọng tài tại Việt Nam là 879 vụ. Riêng với trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là 370 vụ, gần bằng tổng số vụ kiện được giải quyết tại trung tâm 10 năm trước đó. Đặc biệt, trong năm 2014, số lượng vụ việc được giải quyết bằng trọng tài đã đạt đến con số kỷ lục là 124 vụ và không chỉ dừng lại ở những tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa, doanh nghiệp cịn tin tưởng giải quyết tranh chấp trên nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm, công nghệ thông tin, xây dựng, phân phối, đại lý, năng lượng v.v. Đồng thời với chính sách khuyến khích phát triển hoạt động trọng tài, hiện nay Việt Nam có 11 trung tâm trọng tài với 325 trọng tài viên, trong đó, 17 người là trọng tài viên nước ngồi.
Có được kết quả trên là việc có luật riêng điều chỉnh về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đã tạo ra sự nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vai trị, tính hiệu quả của hoạt động trong tài đã được nâng lên một bước mới trên một tư duy mới, từ đó đã có sự chuyển biến cơ bản trong hành động, sự quan tâm và hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức đối với tổ chức và hoạt động trọng tài ở nước ta. Từ đó có thể thấy rằng cơ bản đã được hoàn thiện; chất lượng đội ngũ trọng tài viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; hoạt động trọng tài đã có bước khởi sắc, số lượng vụ, việc được giải quyết bằng trọng tài đang có xu hướng tăng, loại tranh chấp được Trung tâm trọng tài giải quyết cũng đa dạng hơn; công tác
quản lý nhà nước về trọng tài thương mại cũng thu được những kết quả khích lệ.
b. Nhược điểm
Thứ nhất, quy định pháp luật về trọng tài thương mại còn mập mờ không rõ ràng. Chẳng hạn như quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010. Theo đó, Điều 6 chỉ nêu khái niệm “ thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện được” nhưng không nêu cụ thể những trường hợp nào để làm rõ khái niệm trên. Thiếu sót này đã gây cản trở các bên trong việc áp dụng pháp luật để xác định trường hợp nào thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được để họ cân nhắc trước khi xây dựng thỏa thuận Trọng tài. Về phía Nghị định 63/2001/NĐ-CP cũng khơng có bất kỳ hướng dẫn nào liên quan đến vấn đề này dẫn đến thực tế còn nhiều những cách hiểu khác nhau về quy định này.
Thứ hai, tính khơng thống nhất trong pháp luật Việt Nam về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Trọng tài nước ngoài. Hiện nay,việc công nhận cho thi hành bản án, quyết định của trọng tài nước ngoài đặt trong BLDS, BLTTDS, Luật thi hành án…Luật Trọng tài thương mại 2010 khơng có quy định về vấn đề này. Điều này có thể gây những khó khăn cho cơng dân nước ngồi, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngồi, khi muốn tìm hiểu về pháp luật trọng tài củaViệt Nam.
Thứ ba, một số quy định của Luật trọng tài thương mại không sát với thực tế, không đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện. Khoản 3 Điều 50 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “ Theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng Trọng tài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…”. Song Luật chưa tiên liệu được trường hợp một doanh nghiệp nhỏ đưa đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn khối tài sản lớn trong hợp đồng.
2.4.2 Về việc thực hiện của chủ thể
a. Đối với tất cả các chủ thể nói chung
Số lượng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài chiếm chưa đến 1%. Theo Dự thảo Báo cáo sơ kết 4 năm thi hành luật Trọng tài thương mại của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 31/7/2015, cả nước đã có 12 trung tâm trọng tài với tổng số 350 trọng tài viên.Từ năm 2011 đến tháng 6/2015, các trung tâm trọng tài đã thụ lý 879 vụ việc và ban hành 586 phán quyết trọng tài, trong đó 180 phán quyết đã được thi hành xong với số tiền là 3,612 triệu USD và 300 tỷ đồng.
Con số trên khá khiêm tốn so với hàng trăm nghìn vụ việc mà Tịa án các cấp đang thụ lý, xét xử. Cá biệt, có trung tâm trọng tài được thành lập từ lâu, nhưng chưa
ban hành một phán quyết nào. Ở một số nước có hoạt động trọng tài phát triển như Singapore, Hồng Kơng…, chỉ có 1 hoặc 2 trung tâm trọng tài, tuy nhiên mỗi năm xử lý hàng nghìn vụ việc.Đặc biệt là các doanh nghiệp nước ta hiện nay cịn chưa có hiểu biết đầy đủ về pháp luật trọng tài, vì vậy khi xảy ra tranh chấp các bên còn lung túng trong việc phải sử dụng luật trọng tài ra sao để đảm bảo quyền lợi ích của mình nhằm tránh rủi ro xảy ra
b. Đối với cơng ty TNHH Kuroda Kagaku Việt Nam.
Bởi có sự quan tâm đúng mức đến hệ thống pháp luật Việt Nam nên cơng ty hầu như khơng có tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh suốt mười năm qua. Tuy nhiên, do khơng hiểu và nắm bắt rõ ràng chính xác pháp luật về trọng tài thương mại vì khơng có phịng ban pháp chế nên việc ký kết thoả thuận trọng tài của cơng ty cịn mắc nhiều lỗi sai như không quy định rõ về cơ quan trọng tài có thẩm quyền giải quyết cũng như luật áp dụng để giải quyết.
Với những ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì việc sử dụng cơ chế này là cần thiết cho công ty nhằm vừa đảm bảo quyền, lợi ích của cơng ty cũng như nhận được những ưu điểm mà cơ chế giải quyết tranh chấp mang lại. vì thế, cơng ty cần có những giải pháp nhất định thể nắm vững hơn pháp luật trọng tài thương mại nhằm khi có tranh chấp xảy ra thì thỏa thuận trọng tai cơng ty ký kết trước đó sẽ khơng bị tun vơ hiệu bở những lỗi sai của mình.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ( KIẾN NGHỊ) NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 3.1. Quan điểm định hướng hoàn thiện
3.1.1. Sự cần thiết và khách quan trong việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật vềgiải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, điều đó địi hỏi phải hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng để đảm bảo tương thích với pháp luật quốc tế, việc Luật Trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội thông qua đã tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ để giải quyết các tranh chấp, cũng như một số vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, qua thời gian thi hành từ 2011 đến nay, Luật trọng tài thương mại 2010 đã bộc lộ khơng ít những bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của trọng tài thương mại ở Việt Nam. Mặt khác, cịn gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế để giải quyết các tranh chấp. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các doanh nghiệp chưa “mặn mà” việc lựa chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại .Vì vậy, cần có những giải pháp thiết thực để hồn thiện hơn pháp luật trọng tài có thể được áp dụng rộng rãi trong thực tế.
3.1.2. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Pháp luật phải có tính nhất qn, thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, có khi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Luật trọng tài thương mại luôn luôn đi liền và với Luật thương mại, Bộ Luật dân sự,.. vì vậy, các quy định của hệ thống văn bản pháp luật phải thống nhất về nội dung với nhau, tránh trường hợp có sự trái biệt của hai văn bản pháp luật cùng quy định một nội dung. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng luật trong thực tế. Các quy định của luật cũng cần phải tôn trọng tinh thần của Hiến pháp, khơng được có quy định trái với Hiến pháp, phải dựa vào Hiến pháp để triển khai luật.
3.1.3. Bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật
Hiện nay, văn bản pháp luật áp dụng chính cho cơ chế giải quyết tranh chấp là Luật Trọng tài thương mại 2010. Dù chỉ mới ban hành được 7 năm nhưng đã bộc lộ rất nhiều bất cập, một số quy định của luật chỉ là lý thuyết mà không áp dụng được với thực tế. Chẳng hạn như việc các quy định về hòa giải trong Luật Trọng tài thương mại còn quá sơ sài. Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam cho thấy số vụ được hịa giải thành cơng khơng phải là ít và việc hịa giải có ý nghĩa tích cực trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, Luật quy định về vấn đề hòa giải còn sơ sài, chủ
yếu theo hướng khuyến khích hịa giải. Các trung tâm trọng tài ở Việt Nam hiện nay phần lớn chưa có quy tắc hịa giải riêng. Do vậy, việc hịa giải dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của Trọng tài viên, điều này làm giảm ý nghĩa của hòa giải và có thể có nhiều cơ hội hịa giải bị bỏ lỡ. vì vậy, cần phải rà sốt lại Luật nhằm đảm bảo được tính khả thi của pháp luật khi áp dụng trong thực tế.
3.1.4. Bảo đảm tính minh bạch của hệ thống pháp luật
Tính minh bạch của pháp luật được thể hiện ở sự minh xác, sự minh định, tính hệ thống và nhất quán. Một số quy định của Luật trọng tài thương mại chưa được quy định rõ ràng, còn quá sơ sài chẳng hạn như phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài thương mại. Tại Điều 1 Luật Trọng tài thương mại quy định như sau: “Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại…, thi hành phán quyết trọng tài”. Quy định này dẫn tới có hai quan điểm khác nhau về phạm vi điều chỉnh của Luật gây khó khăn cho việc xác định thẩm quyền của Trọng tài. Quan điểm thứ nhất, Luật Trọng tài thương mại chỉ áp dụng đối với các quyết định của Trọng tài trong nước. Quan điểm thứ hai, Luật này cũng có thể được áp dụng cả đối với các quyết định của Trọng tài nước ngồi trong q trình giải quyết tranh chấp nếu quyết định được tuyên tại Việt Nam hoặc địa điểm giải quyết vụ tranh chấp là tại Việt Nam. Vì vậy, cần có sự bổ sung sửa đổi đảm bảo tính minh bạch của luật.
3.2. Các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấpbằng trọng tài thương mại bằng trọng tài thương mại
3.2.1. Về phía pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp bằng trọng tàithương mại thương mại
Một là, quy định rõ về phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp và các chủ thể có liên quan xác định đúng thẩm quyền của Trọng tài thương mại một cách thống nhất, tránh tình trạng có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền trọng tài như hiện nay.
Hai là, cần bổ sung quy định cụ thể về hòa giải trong thủ tục tố tụng trọng tài. Trước hết nên quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng trọng tài. Trọng tài chỉ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết nếu các bên hịa giải khơng thành cơng. Quy định này sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của Trọng tài viên trong việc cho các bên tranh chấp hoà giải với nhau trước khi đi vào giải quyết vụ tranh chấp. Quy định này cũng không làm mất đi quyền tự định đoạt của đương sự vì quyền quyết định trong hịa giải phụ thuộc hoàn toàn vào các bên. Nếu các bên hịa giải khơng thành, trọng tài vẫn có thể đưa vụ việc ra giải quyết.
Ba là, nên bổ sung quy định về nội dung thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài thương mại. Thực tế, có rất nhiều thỏa thuận trọng tài bị vơ hiệu, dẫn đến các bên tranh chấp không thể lựa chọn trọng tài để giải quyết. Để khắc phục tình trạng này,
Luật Trọng tài thương mại cần có quy định cụ thể về nội dung của thỏa thuận trọng tài như: Trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; ngơn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài; chi phí, lệ phí trọng tài; quy tắc tố tụng của trọng tài; cam kết thực hiện quyết định của Trọng tài.
Bốn là, bổ sung quy định về điều kiện công nhận Trọng tài và tiêu chuẩn Trọng tài viên. Sự thiếu sót các căn cứ pháp lý về tiêu chuẩn Trọng tài và điều kiện công nhận Trọng tài viên là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải quyết các vụ tranh chấp của Trọng tài chưa đạt hiệu quả. Điều này không những gây phiền toái cho doanh nghiệp mà cịn ảnh hưởng đến uy tín của Trọng tài thương mại Việt Nam trên trường quốc tế. Để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Trọng tài, cần xây dựng các quy định pháp lý về điều kiện công nhận Trọng tài viên một cách chặt chẽ để đảm bảo Trọng tài viên có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ.
Năm là, bổ sung quy định về thời gian tiến hành tố tụng trọng tài. Luật Trọng tài thương mại có quy định về thời hạn thông báo đơn khởi kiện, thời hạn gửi bản tự bảo vệ của bị đơn, thời hạn thành lập Hội đồng trọng tài, thời hạn bầu chủ tịch Hội đồng trọng tài nhưng lại không quy định rõ về thời hạn giải quyết tranh chấp, nên trên thực tế việc giải quyết vụ việc trong thời hạn bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào Trọng tài. Bởi vậy, Luật cần quy định rõ về thời hạn giải quyết vụ tranh chấp từ khi Hội đồng trọng tài được thành lập đến khi ra phán quyết trọng tài. Ví dụ như: Mỗi vụ kiện có bao nhiêu phiên họp, mỗi phiên họp cách nhau bao lâu, phiên họp cuối của trọng tài được tổ chức khi nào và cần phải thông báo công khai cho các bên tranh chấp biết về phiên họp cuối.
Sáu là,cần có quy định rõ về “những hành vi được coi là bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài” trong Luật Trọng tài thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng trọng tài thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.
Bảy là, để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp thực hiện phán quyết của Trọng tài, thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, tránh tình trạng hủy hoặc khơng cơng nhận phán quyết trọng tài tùy tiện, làm mất lòng tin của doanh nghiệp vào các tổ chức trọng tài, làm ảnh hưởng đến uy tín của Trọng tài Việt Nam trên trường quốc tế, cần bổ sung các quy