Các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại thực ti n thực hiện tại công ty TNHH kuroda kagaku (Trang 38 - 41)

1.3.1 .Nguyên tắc tôn trọng thoả thuận của các bên

3.2. Các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng

bằng trọng tài thương mại

3.2.1. Về phía pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp bằng trọng tàithương mại thương mại

Một là, quy định rõ về phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp và các chủ thể có liên quan xác định đúng thẩm quyền của Trọng tài thương mại một cách thống nhất, tránh tình trạng có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền trọng tài như hiện nay.

Hai là, cần bổ sung quy định cụ thể về hòa giải trong thủ tục tố tụng trọng tài. Trước hết nên quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng trọng tài. Trọng tài chỉ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết nếu các bên hịa giải khơng thành cơng. Quy định này sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của Trọng tài viên trong việc cho các bên tranh chấp hoà giải với nhau trước khi đi vào giải quyết vụ tranh chấp. Quy định này cũng không làm mất đi quyền tự định đoạt của đương sự vì quyền quyết định trong hịa giải phụ thuộc hoàn toàn vào các bên. Nếu các bên hịa giải khơng thành, trọng tài vẫn có thể đưa vụ việc ra giải quyết.

Ba là, nên bổ sung quy định về nội dung thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài thương mại. Thực tế, có rất nhiều thỏa thuận trọng tài bị vơ hiệu, dẫn đến các bên tranh chấp không thể lựa chọn trọng tài để giải quyết. Để khắc phục tình trạng này,

Luật Trọng tài thương mại cần có quy định cụ thể về nội dung của thỏa thuận trọng tài như: Trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; ngơn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài; chi phí, lệ phí trọng tài; quy tắc tố tụng của trọng tài; cam kết thực hiện quyết định của Trọng tài.

Bốn là, bổ sung quy định về điều kiện công nhận Trọng tài và tiêu chuẩn Trọng tài viên. Sự thiếu sót các căn cứ pháp lý về tiêu chuẩn Trọng tài và điều kiện công nhận Trọng tài viên là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải quyết các vụ tranh chấp của Trọng tài chưa đạt hiệu quả. Điều này khơng những gây phiền tối cho doanh nghiệp mà cịn ảnh hưởng đến uy tín của Trọng tài thương mại Việt Nam trên trường quốc tế. Để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Trọng tài, cần xây dựng các quy định pháp lý về điều kiện công nhận Trọng tài viên một cách chặt chẽ để đảm bảo Trọng tài viên có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ.

Năm là, bổ sung quy định về thời gian tiến hành tố tụng trọng tài. Luật Trọng tài thương mại có quy định về thời hạn thông báo đơn khởi kiện, thời hạn gửi bản tự bảo vệ của bị đơn, thời hạn thành lập Hội đồng trọng tài, thời hạn bầu chủ tịch Hội đồng trọng tài nhưng lại không quy định rõ về thời hạn giải quyết tranh chấp, nên trên thực tế việc giải quyết vụ việc trong thời hạn bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào Trọng tài. Bởi vậy, Luật cần quy định rõ về thời hạn giải quyết vụ tranh chấp từ khi Hội đồng trọng tài được thành lập đến khi ra phán quyết trọng tài. Ví dụ như: Mỗi vụ kiện có bao nhiêu phiên họp, mỗi phiên họp cách nhau bao lâu, phiên họp cuối của trọng tài được tổ chức khi nào và cần phải thông báo công khai cho các bên tranh chấp biết về phiên họp cuối.

Sáu là,cần có quy định rõ về “những hành vi được coi là bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài” trong Luật Trọng tài thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng trọng tài thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời mà khơng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.

Bảy là, để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp thực hiện phán quyết của Trọng tài, thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, tránh tình trạng hủy hoặc khơng cơng nhận phán quyết trọng tài tùy tiện, làm mất lòng tin của doanh nghiệp vào các tổ chức trọng tài, làm ảnh hưởng đến uy tín của Trọng tài Việt Nam trên trường quốc tế, cần bổ sung các quy định trong kết quả giải quyết tranh chấp trong Luật Trọng tài thương mại. Kết quả giải quyết tranh chấp cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên… có như vậy các bên liên quan mới có thể dễ dàng thực thi phán quyết của Trọng tài.

3.2.2. Về phía trọng tài viên và trung tâm trọng tài

Việc hội đồng trọng tài có thể điều hành quá trình tố tụng và ra một phán quyết khiến các bên tranh chấp “tâm phục” sẽ nhanh chóng nâng cao hình ảnh,sức hấp dẫn

của trọng tài – để các bên sau khi tham gia tố tụng sẽ không đắn đo cân nhắc khi đưa điều khoản trọng tài vào những hợp đồng khác đang được đàm phán. Vì vậy, cần phải tăng cường năng lực của đội ngũ Trọng tài viên, đẩy mạnh đào tạo trọng tài

Các trung tâm trọng tài cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chun gia có uy tín và trình độ chun mơn cao; bồi dưỡng nâng cao trình độ của các trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài.

Các trung tâm trọng tài cần tăng cường hợp tác với các tổ chức trọng tài trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như nhận được những sự hỗ trợ cần thiết; thường xuyên tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động của mình cho các doanh nghiệp… Nếu làm được như vậy, chắc chắn hoạt động trọng tài trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến tích cực, những kết quả đáng kể hơn trong thời gian tới.

Các trung tâm trọng tài nên có các chương trình xúc tiến, thậm chí tự tiếp thị, và chủ động học hỏi cách làm của trọng tài các nước, thay vì chờ đợi một cách thụ động.Chú trọng đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ trọng tài viên nhằm nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo phán quyết của mình đúng pháp luật.Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác như cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành nhằm đảm bảo phán quyết của mình được thi hành đúng quy định của pháp luật.

3.2.3. Về phía doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp nước ngoài đều sử dụng phương thức trọng tài cho nên doanh nghiệp Việt Nam khơng thể nằm ngồi quy luật chung đó. Khi hội nhập kinh tế quốc tế thì các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và phức tạp, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp cận với phương thức trọng tài như là điều khoản cần có trong luật chơi trong nước và quốc tế. Thiết nghĩ, việc các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức lại về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài và cần nhận thức một cách đầy đủ những ưu thế khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài…Song song đó trong q trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ tranh chấp thương mại, đầu tư, nội dung tranh chấp ngày càng phức tạp mà các nước trên thế giới đều chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hiệu quả và hợp lý nhất.

Về phía cơng ty TNHH Kuroda Kagaku Việt Nam trước tiên cần phải có phịng ban pháp chế riêng biệt bởi lẽ cơng ty ngày càng phát triển thì việc tranh chấp xảy ra là điều không thể tránh khỏi, vì vậy cần có phịng ban riêng biệt này để tìm hiểu nghiên

cứu pháp luật nhằm khi có tranh chấp xảy ra cơng ty sẽ có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại thực ti n thực hiện tại công ty TNHH kuroda kagaku (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)