Kiến nghị về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thu ngân (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ

3.2 Một số kiến nghị về việc hoàn thiện vấn đề pháp lý trong hợp đồng mua bán

3.2.1 Kiến nghị về phía Nhà nước

Trong xu thế quốc tế hoá hiện nay, mở cửa nền kinh tế là là một yêu cầu tất yếu để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình mở cửa, bên cạnh những yếu tố tích cực cịn tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, những chính sách của Nhà nước phải ln kịp thời, đúng hướng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đặt trong mối tương quan với thế giới, nhằm tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế trong những năm tới. Trong mọi nền kinh tế thì quan hệ mua bán hàng hố ln đóng vai trị rất quan trọng. Bởi đó là một khâu đảm bảo cho việc sản xuất được diễn ra sn sẻ - hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ. Quan hệ mua bán hàng hố ngày nay có vai trị càng quan trọng. Vì quan hệ này khơng chỉ diễn ra hạn hẹp giữa những người có cùng quốc tịch, trong cùng địa phương mà nó được diễn ra hết sức linh hoạt, sơi động giữa những người khác quốc tịch, giữa các quốc gia khác nhau, và giá trị hợp đồng cũng ngày một tăng. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá là một biểu hiện của quan hệ kinh tế. Ngày nay quan hệ kinh tế được đặt nên hàng đầu. Thậm chí trong các chuyến thăm của các chính khách giữa các nước khác nhau cũng để nhằm phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, từ đó tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế trong nước và ngược lại. Bởi vậy, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá được ghi nhận qua hợp đồng mua bán hàng hoá là điều cần thiết. Để giải quyết những tồn tại và phát huy được vai trị của quan hệ mua bán hàng hố Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm và đưa ra những chính sách cụ thể như sau:

Thứ nhất: Ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán

hàng hố có tính ổn định và đồng bộ.

Hệ thống pháp luật muốn có hiệu lực, hiệu quả cao đều phải đảm bảo tính ổn định tương đối của nó. Nếu các văn bản pháp luật có hiệu lực cao như Hiến pháp và các đạo luật thay đổi thường xuyên, người dân sẽ thiếu tin tưởng vào pháp luật, từ đó họ sẽ coi thường pháp luật và văn bản pháp luật sẽ trở thành phổ biến trong xã hội. Trên thế giới ngày nay, người ta thấy có một số văn bản pháp luật tồn tại trong một

thời gian khá dài. Tuy nhiên, để cho hệ thống pháp luật có tính ổn định cần phải có những điều kiện khách quan và chủ quan. Về điều kiện chủ quan thì cần phải có một quy trình lập pháp khoa học và đúng đắn với những nhà lập pháp có trình độ cao. Hiện nay, điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hố có Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và các văn bản khác có liên quan. Trong đó Bộ luật Dân sự 2005 mang tính chất là luật "khung", Luật Thương mại 2005 là luật chuyên ngành. Khi áp dụng luật thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước, chỉ những vấn đề khơng được quy định trong luật chun ngành thì khi áp dụng luật sẽ áp dụng luật "khung". Nhưng đó cũng khơng phải là lý do thuyết phục để có sự khác nhau giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 về vấn đề phạt vi phạm hay mối quan hệ giữa hai chế tài: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (đã được đề cập ở phần trước). Vậy để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại cũng như các văn bản pháp luật có liên quan khi cùng điều chỉnh một vấn đề, trong quá trình soạn thảo cần thiết phải có một người (tổ chức) làm nhiệm vụ như người cầm lái, hướng những người được giao nhiệm vụ dự thảo văn bản pháp luật phải đi theo một hướng định sẵn, có căn cứ khoa học. Năm 2015 vừa qua, để thích nghi với tình hình mới, điều kiện mới, Nhà nước ta đã nghiên cứu và thông qua Luật Dân sự 2015, dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2017, góp phần thúc đẩy sự hội nhập của kinh tế Việt Nam trong xu hướng kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, cũng như đẩy mạnh hơn nữa việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế nói chung.

Thứ hai: Hồn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ tố tụng trọng tài thương mại,

đảm bảo thống nhất với các quy định của Luật Thương mại 2005. Trọng tài Việt Nam dưới góc nhìn của nền kinh tế thị trường đã được hình thành và bước đầu phát triển với tính chất phi chính phủ. Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp thương mại thường được áp dụng theo thủ tục trọng tài. Để đáp ứng nhu cầu của trọng tài và nền kinh tế thị trường hiện nay, năm 2010 Nhà nước đã chấm dứt vai trò của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, và ban hành Luật trọng tài thương mại 2010. Về cơ bản, Luật Trọng tài Thương mại 2015 ra đời đã có nhiều cải tiến và đáp ứng được cơ bản các yêu cầu đã được đặt ra trong tình hình mới. Tuy vậy, vẫn tồn tại một số điểm bất cập.

Thứ ba: sửa đổi quy định về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Đề xuất sửa đổi là: “Trong trường hợp bên đề nghị có ấn định thời hạn chờ trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn chờ trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mơi của bên chậm trả lời”.

Thứ tư: là vấn đề về trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng BLDS cần:

- Xây dựng lại khái niệm về chế tài này theo hướng: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Khi xây dựng lại khái niệm theo hướng như trên, sẽ giải quyết được tình trạng quy định của Luật đặt ra những điều “không sát thực tế” và gây ra những lúng túng, khó khăn cho các thương nhân khi áp dụng.

- Bổ sung quy định cụ thể về căn cứ, thời điểm chấm dứt áp dụng hình thức tạm ngừng thực hiện hợp đồng và nghĩa vụ của các bên khi căn cứ tạm ngừng thực hiện hợp đồng chấm dứt. Có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, tránh trường hợp lợi dụng việc áp dụng chế tài này để “chấm dứt” việc thực hiện các hợp đồng trên thực tế.

- Phải được sửa đổi quy định hậu quả pháp lý của hình thức huỷ bỏ hợp đồng theo hướng ghi nhận phần hợp đồng không bị hủy (đối với hợp đồng bị hủy một phần), đối với phần hợp đồng bị hủy, các bên phải hồn trả lại những gì đã nhận cho nhau, đối với phần không bị hủy sẽ phải tiếp tục thực hiện theo những thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài ra, cần sửa quy định này theo hướng “nếu các bên khơng thể hồn trả bằng chính hiện vật đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hồn trả bằng tiền theo giá trị hiện vật tại thời điểm hoàn trả”.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thu ngân (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)