Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thu ngân (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

2.3. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tạ

hóa tại Cơng ty TNHH Thu Ngân

2.3.1 Thực tiễn ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơngty TNHH Thu Ngân ty TNHH Thu Ngân

2.3.1.1 Căn cứ ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá

Việc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hố của cơng ty TNHH Thu Ngân dựa trên các căn cứ đó là: quy định của pháp luật, những yêu cầu khách quan và khả năng chủ quan của Công ty để xác lập mối quan hệ kinh tế một cách hợp pháp, có đầy đủ điều kiện để thực hiện nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị mình và cho xã hội. Đối với các đơn vị kinh tế và ngay cả với công ty TNHH Thu Ngân thì ký kết hợp đồng mua bán hàng hố vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch vừa là cơng cụ để thực hiện kế hoạch của mình.

2.3.1.2 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá

Theo quy định của pháp luật, mỗi bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá chỉ cần cử một người đại diện ký kết hợp đồng (người này có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh). Thực hiện theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hố ở cơng ty TNHH Thu Ngân có hai loại:

- Đại diện theo pháp luật: Đó là bà Nguyễn Thị Ngân, đây là người đại diện Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo Điều lệ Công ty.

- Đại diện theo uỷ quyền: Trường hợp này xảy ra khi Người đại diện theo pháp luật vắng mặt, đi cơng tác, khi đó một người nào đó được Cơng ty uỷ quyền sẽ là người đại diện cho Công ty.

2.3.1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá

Nội dung ký kết được thực hiện thành những điều khoản ghi trong hợp đồng, điều khoản này ràng buộc hai bên phải thực hiện. Những điều khoản này càng cụ thể, chi tiết và đầy đủ bao nhiêu thì các bên càng dễ đi vào thực hiện và bảo vệ được các lợi ích của mình bấy nhiêu. Bởi vậy, ở cơng ty TNHH Thu Ngân ln cố gắng để hồn thiện nội dung của hợp đồng theo đúng pháp luật và theo sự thoả thuận của các bên.

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hố mà Cơng ty soạn thảo, ký kết thường gồm các điều khoản sau:

- Điều khoản ngày tháng năm ký kết hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản, ngân hàng giao dịch, họ tên, chức vụ người đại diện đều được hai bên thực hiện một cách triệt để.

- Điều khoản đối tượng của hợp đồng: là các đơn đặt hàng thi công, giám sát, xây lắp tháo gỡ các cơng trình, hoặc các loại ngun vật liệu nhằm mục đích gia cơng vật liệu xây dựng, hoặc việc tư vấn cho các hoạt động của các đối tượng khác.

- Điều khoản chất lượng: Tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty và bạn hàng ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá thường là căn cứ theo chất lượng mẫu mã khảo sát ban đầu. Nếu loại sản phẩm nào đạt chất lượng Tiêu chuẩn Việt Nam thì phải theo đúng tiêu chuẩn chất lượng như vậy, cịn lại phải đạt tiêu chuẩn mà Cơng ty đã đăng ký, công bố.

- Điều khoản giá cả: Trong hợp đồng mua bán hàng hố của Cơng ty có ghi rõ đơn giá mặt hàng (chưa có thuế giá trị gia tăng và đã có thuế giá trị gia tăng cộng với tiền vận chuyển, bốc xếp, bến bãi, phí cầu đường nếu có), tổng giá thanh tốn bằng số và bằng chữ.

- Điều khoản địa điểm, thời gian giao nhận và phương tiện vận chuyển hàng hoá: Địa điểm, thời gian giao hàng thay đổi theo mỗi hợp đồng, tuỳ thuộc vào tính chất của đối tượng hành hóa và điều kiện cụ thể của các bên ký kết hợp đồng, nhưng thông thường người bán phải bàn giao tại địa điểm của bên mua vào một thời gian cụ thể do các bên thoả thuận. Phương tiện vận chuyển thường là các loại phương tiện hợp lý và cần thiết theo sự thỏa thuận của đôi bên.

- Điều kiện phương thức thanh tốn: Cơng ty và bạn hàng thường thoả thuận thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và áp dụng một trong các phương thức sau:

+ Thanh tốn tồn bộ giá trị hợp đồng sau lần nhận hàng đầu tiên;

+ Thanh toán một phần để bảo đảm thực hiện hợp đồng, sau khi hàng hoá được giao nhận xong tồn bộ sẽ thanh tốn nốt phần giá trị còn lại vào một ngày cụ thể được ấn định trong hợp đồng;

+ Thanh toán sau mỗi lần nhận hàng theo đúng giá trị số hàng mà mình nhận được. - Điều khoản cam kết chung: Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Trong q trình thực hiện, nếu có sự thay đổi về khối lượng, giá cả... và có gì vướng mắc hai bên gặp nhau giải quyết trên cơ sở bình đẳng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong hợp đồng mua bán hàng hố, các bên cịn quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên khơng thể tự thương lượng hay hồ giải tranh chấp xảy ra. Thông thường điều khoản này các bên thống nhất chọn Toà án kinh tế

tỉnh Hà Nam hoặc Trọng tài kinh tế là cơ quan giải quyết tranh chấp. Nhưng chủ yếu các bên lựa chọn phương thức toà án để giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp xảy ra, rất ít hợp đồng thấy chọn phương thức Trọng tài để giải quyết tranh chấp, mà việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cũng là do phía bên kia đề nghị, không phải là ý kiến chủ quan của Cơng ty.

2.3.1.4 Hình thức, trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hố

Hình thức hợp đồng

Ở cơng ty TNHH Thu Ngân, do điều kiện gặp gỡ, trao đổi giữa Công ty và bạn hàng là thuận lợi nên Cơng ty thường sử dụng hình thức ký kết là ký kết bằng văn bản và ký trực tiếp. Đó là hình thức hai bên trực tiếp gặp nhau và cùng ký vào văn bản hợp đồng. Việc gặp gỡ trực tiếp giữa các bên có thể diễn ra tại Văn phịng Cơng ty hoặc tại Văn phịng của Cơng ty bạn hàng. Hình thức này gồm nhiều loại khác nhau như: Hợp đồng mua bán hàng hoá mẫu, hợp đồng mua bán hàng hoá được soạn thảo riêng lẻ.

Hợp đồng mua bán hàng hoá mẫu và hợp đồng mua bán hàng hoá được soạn thảo riêng lẻ được áp dụng cho mối quan hệ với các khách hàng có giá trị hàng đặt mua lớn (giá trị hàng thường trên 100 triệu đồng). Nội dung của các loại hợp đồng này phức tạp thể hiện ở sự chi tiết nội dung các điều khoản. Trước khi hợp đồng này được ký kết nó phải được trải qua một q trình đàm phán giữa cán bộ Cơng ty với khách hàng.

Dấu hiệu xác nhận sự chấp nhận hợp đồng của Công ty là chữ ký của Tổng giám đốc hoặc người đại diện theo uỷ quyền kèm theo dấu tư cách pháp nhân của cơng ty.

Trình tự ký kết hợp đồng

Để hợp đồng mua bán hàng hố có hiệu lực, việc giao kết hợp đồng phải được tiến hành theo ngun tắc: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trước khi ký kết bất kỳ một văn bản hợp đồng nào, hai bên cũng phải tiến hành đàm phán để đi đến việc thống nhất ý chí thể hiện qua các điều khoản trong hợp đồng. Tiến hành thương lượng, đàm phán là giai đoạn khó khăn, phức tạp nhưng rất quan trọng. Bởi vì sự thành cơng trong đàm phán có ý nghĩa Cơng ty đã giữ được bạn hàng và mang lại lợi ích trong kinh doanh.

Trong công tác tiêu thụ sản phẩm cơng ty TNHH Thu Ngân là người sở hữu hàng hố được quyền chủ động trong việc phát giá. Nói như vậy khơng có nghĩa là Cơng ty có thể ra một giá bất kỳ theo hướng chủ quan của mình mà phải căn cứ vào thị trường, khách hàng...Trong thực tế, việc tìm hiểu thị trường và nghiên cứu nhu cầu của khách hàng được giao cho các phòng ban nghiệp vụ, mà chủ yếu là phịng Kinh doanh. Cơng việc này được tiến hành thường xuyên tạo cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

- Hình thức đàm phán:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thu ngân (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)