1 .Tính cấp thiết của đề tài
c. Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nướ
3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá thực tiễn giao kết và thực hiện HĐLĐ tại công ty Cổ phần EnTech VN, đề tài mới chỉ đề cập đến một số vấn đề pháp lý về HĐLD. Tuy nhiên, HĐLĐ cịn có những vấn đề pháp lý rộng hơn nữa. Do đó, tác giả xin đề xuất một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến HĐLĐ như sau:
- Pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Hợp đồng lao động là một trong các chế định quan trọng nhất của pháp luật lao động. Việc nghiên cứu pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động, giúp ổn định và hài hồ hóa QHLĐ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều các tranh chấp lao động mà Tòa án đã và đang giải quyết là những tranh chấp liên quan đến một vấn đề rất quan trọng của chế định này - trách nhiệm của NSDLĐ trong việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Do vậy, việc nghiên cứu về đơn phương chấm dứt về hợp đồng lao động nhằm đóng góp những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay.
- Pháp luật về xử lý vi phạm HĐLĐ
Việc gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động tạo ra mối quan hệ hợp tác, đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động là động lực thúc đẩy năng suất, chất lượng hiệu quả công việc tốt hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nên tình trạng vi phạm pháp luật lao động đặc biệt là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động vẫn thường xuyên xảy ra phá vỡ mối quan hệ lao động hài hòa.
Do vậy việc nghiên cứu về pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng lao động nhằm đóng góp những giải pháp hữu hiệu để khắc phục và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam.
- Pháp luật về kỷ luật lao động trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng phát triển về quy mô cũng như thị trường kinh doanh. Việc thắt chặt kỷ luật lao động giúp cho việc vận hành doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn cũng như lấy yếu tố con người làm “cốt lõi” để phát triển doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật lao động ở nước ta đã và đang
từng bước được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh từ thực tiễn quan hệ lao động mang yếu tố thỏa thuận trong nền kinh tế thị trường. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật lao động trong thời gian qua cũng đã được chú trọng. Pháp luật lao động ngày càng phát huy vai trị điều chỉnh của mình trong trong đời sống lao động xã hội, góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành và bình ổn thị trường lao động, thúc đẩy nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, giải phóng sức lao động và lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, các quan hệ lao động biến động phức tạp, các qui định pháp luật khơng thể hồn thiện ngay một lúc, trong khi cung và cầu sức lao động trên thị trường lại bất lợi cho người lao động nên không tránh khỏi việc vi phạm của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vi phạm chế độ giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Những vi phạm này không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động mà còn là một trong nguyên nhân đáng kể gây nên các vụ tranh chấp lao động và đình cơng. Để hợp đồng lao động thật sự là một công cụ pháp lý hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và tại Cơng ty Cổ phần EnTech VN nói riêng trong việc thiết lập, duy trì và cải thiện quan hệ lao động địi hỏi cả ba phía: Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động phải nỗ lực phấn đấu trên tinh thần của nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa các lợi ích, gắn quyền lợi cá nhân người lao động với tập thể lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Trên cơ sở nghiên cứu về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ tại Cơng ty Cổ phần EnTech VN nói riêng và các doanh nghiệp trên địa bàn Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự 2005. 2. Bộ luật Lao động 2012.
3. Nghị định của Chính phủ số 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ.
4. Nghị định của Chính phủ số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ.
5. Thông tư của Bộ lao động – Thương binh và xã hội số 30/2013/TT- BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định của Chính phủ số 44/2013/NĐ-CP về HĐLĐ
* Sách, giáo trình, tạp chí
1. Trường đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật lao động Việt Nam 2013”, NXB. Công an nhân dân, tr. 225 – 268.
2.Tác giả Đỗ Ngân Bình (2006), “Pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam”, NXB Tư pháp.
3.Tác giả Nguyễn Việt Cường (2004), “72 vụ án tranh chấp lao động điển hình: tóm tắt và bình luận”, NXB. Lao động – Xã hội.
4. Tác giả Nguyễn Hữu Chí (2006), “Chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động Việt Nam”, NXB Tư Pháp.
5.Tác giả Trần Thị Thúy Lâm (2009), “Những vấn đề cần sửa đổi về hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động”, Tạp chí Luật học số 9, tr. 27 – 34.
6. Tác giả Lê Thị Hồi Thu (2007), “Hợp đồng lao động vơ hiệu và giải pháp xử lý”, Tạp chí lao động và xã hội số 313, tr. 32.
7. Tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), “Cách tháo gỡ một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp lao động tại Tịa án”, Tạp chí Luật học, tr. 22.
8.Tác giả Nguyễn Thị Tú Uyên (2002), “Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của Luật lao động trong nền kinh tế thị trường”, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
* Một số địa chỉ web: 1.https://baomoi.com/giao-ket-va-thuc-hien-hop-dong-lao-dong-va-mot-so-luu-y-doi-voi- doanh-nghiep/c/20516842.epi Ngày truy cập: 29/3/2019 2.https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/PHAP-LUAT-VE-GIAO-KET-HOP-DONG-LAO- DONG-VA-THUC-TIEN-THUC-HIEN-TRONG-CAC-DOANH-NGHIEP-O-DA-NANG-616/ Ngày truy cập: 29/3/2019 3.http://www.ilo.org Ngày truy cập 29/3/2019