Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hệ thống 1 v (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trong LTM không quy định nên thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng theo các quy định chung về thủ tục giao kết hợp đồng trong BLDS. Từ nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn cho thấy, các quy định về thủ tục giao kết hợp đồng trong BLDS phải được quy định một cách minh bạch, cụ thể hơn nữa để hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế được thiết lập một cách nhanh chóng, đơn giản mà vẫn đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Muốn vậy, BLDS phải quy định chi tiết vấn đề: Các điều kiện (nội dung và hình thức) của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; trách nhiệm pháp lý của người đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm phát sinh trách nhiệm; những trường hợp thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết. Để làm được điều đó, trước tiên,

BLDS nên sử dụng khái niệm hợp đồng thay cho khái niệm hợp đồng dân sự như cách dùng hiện nay để mở rộng phạm vi điều chỉnh của chế định hợp đồng. Trên phương diện lý thuyết, điều 388 BLDS 2005 đưa ra khái niệm hợp đồng dân sự không đề cập gì đến mục đích của hợp đồng nên những quy định của hợp đồng trong BLDS được áp dụng cho mọi quan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại quan niệm cho rằng các quy định trong BLDS chỉ áp dụng cho các quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa là các hợp đồng được giao kết nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng. Do đó, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa, các Thẩm phán thường khơng áp dụng các quy định của BLDS.

KẾT LUẬN

Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn. Nền kinh tế thị trường ngày càng được hình thành đồng bộ và rõ nét, quá trình hội nhập kinh tế cũng đã ngày càng đi vào thực chất và đặt ra những yêu cầu mới. Cùng với sự phát triển của bối cảnh kinh tế, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng cũng đã thay đổi đáng kể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế tuy nhiên vẫn cần có rất nhiều việc phải làm, một trong số đó là khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa những quy định của pháp luật trong nước, khắc phục những nội dung bất cập, không đi vào cuộc sống trong một số văn bản quy phạm pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản pháp luật 1.1. Bộ luật Dân sự 2015 1.2. Luật Thương mại 2005 2. Các tài liệu khác

2.1 Giáo trình pháp luật kinh tế (2005), của khoa Luật kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.

2.2 Giáo trình Luật Thương mại của một số trường như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2013) …

2.3 website: www.mpi.gov.vn 2.4. website: www.mot.gov.vn 3. Báo, tạp chí tham khảo

3.1 “ Chế độ hợp đồng kinh tế - Tồn tại hay không tồn tại” của GS.TS Lê Hồng Hạnh đăng tại Tạp chí luật học (2003).

3.2 “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại” Luận án của Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009

3.3 “ Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của Lê Minh Hùng, luận án Tiến sĩ Đại học Luật - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hệ thống 1 v (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)