Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vần đề giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hệ thống 1 v (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vần đề giao kết hợp đồng

đồng mua bán hàng hóa.

2.1.1 Tổng quan tình hình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Ngày nay, mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn trong phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên, liên tục hình thành nên các hợp đồng mua bán hàng hóa với số lượng tăng nhanh theo nhu cầu thị trường kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Cùng với những biến đổi đa dạng của xã hội cũng như nền kinh tế, hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đã bước đầu đi vào cuộc sống, xác lập được sự ổn định trong các mối quan hệ kinh doanh, mua bán, hình thành được nền tảng tư duy mới mẻ trong công tác quản lý nhà nước về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong mọi nền kinh tế thì quan hệ mua bán hàng hóa ln đóng vai trị quan trọng. Bởi đó là một khâu đảm bảo cho việc sản xuất được diễn ra suôn sẻ- hàng sản xuất ra được tiêu thụ. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng quan trọng, việc giao kết hợp đồng mua bán được diễn ra rất rộng rãi và ngày càng được chú ý. Thông qua việc giao kết hợp đồng, người sản xuất có thể nắm bắt được nhu cầu thì trường về sản phẩm của mình và kiểm tra tính thực hiện của kế hoạch sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhu cầu thị trường hay qua quá trình giao kết hợp đồng các chủ thể chủ động cân nhắc để đạt được quyền lợi tối đa.

Là một chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần hệ thống 1-V tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Cũng như thơng qua việc giao kết hợp đồng của Công ty Cổ phần hệ thống 1-V với các doanh nghiệp khác , khi giao kết hợp đồng đúng quy định của pháp luật thì đó là căn cứ pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham giao giao kết hợp đồng.

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. bán hàng hóa.

2.1.1.1 Nhân tố kinh tế

Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, hợp tác với tất cả các nước trên thế giớ trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia trên thế giới, có quan hệ kinh tế với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và có khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong đó có

những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, thị trường lớn và cơng nghệ cao như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới cơng nghiệp hóa ở Đơng Á,...

Chính sách đổi mới, mở cửa và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, mở cho Việt Nam nhưng cơ hội để phát huy, phát triển nền kinh tế. Sắp tới đây, mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa các nước thành viên trong Tổ chức thương mại thế giới WTO được giảm đáng kể, thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam. Chính sách "đa dạng hóa, đa phương hóa" cũng giúp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực. Theo đó nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, có thể nhận thấy qua các thương vụ kinh doanh, số lượng hợp đồng kinh tế - thương mại, số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết tăng lên tuy nhiên kèm theo mức độ phức tạp của các hoạt động kinh doanh cũng như mức độ phức tạp của các hợp đồng kinh tế - thương mại, các hợp đồng mua bán hàng hóa cũng tăng lên.

2.1.1.2 Nhân tố con người

Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của con người tăng lên. Do đó, số lượng cũng như tính phức tạp của mỗi hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có xu hướng thay đổi. Nhận thức của con người về pháp luật luật hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trở nên hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như những rủi ro mà các cá nhân, tổ chức kinh tế có thể gặp phải nếu có nhận thức khơng đúng về pháp luật hợp đồng trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Việc nhận thức không đúng của con người về pháp luật hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng rất có thể dẫn đến hợp đồng khơng có hiệu lực bởi được giao kết bởi người khơng có thẩm quyền, vơ hiệu do khơng đúng thẩm quyền của người thực hiện việc giao kết hợp đồng. Việc nhận thức khơng đúng pháp luật về giao kết hợp đồng có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn sau đó. Tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách nâng cao nhận thức của con người về pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

2.1.1.3 Nhân tố kỹ thuật

Nhân tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao kết hợp đồng, mà đặc biệt là chất lượng hàng hóa. Do một lý do nào đó mà vấn đề về kỹ thuật gặp trục trặc sẽ làm giảm chất lượng hàng hóa, chậm tiến độ sản xuất và ảnh hưởng đến hợp đồng khi giao kết.

2.1.1.4 Các nhân tố khác

Bên cạnh các nhân tố kể trên, một số nhân tố khác ảnh hưởng đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể kể đến như:

- Mức độ chặt chẽ của các quy định pháp luật về hợp đồng. - Nhận thức của doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh. - Văn hóa doanh nghiệp,...

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hệ thống 1 v (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)