Những hạn chế rủi ro công ty gặp phải trong quá trình giao kết

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hệ thống 1 v (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp

2.3.3 Những hạn chế rủi ro công ty gặp phải trong quá trình giao kết

Bên cạnh những thành tựu mà Công ty Cổ phần hệ thống 1-V đạt được trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn cịn tồn tại những hạn chế, rủi ro mà Công ty mắc phải cần được xem xét, giải quyết để hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đạt được kết quả cao nhất như mục đích ban đầu đề ra.

- Về phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được Cơng ty Cổ phần hệ thống 1-V thực hiện theo hai phương thức: phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp. Trong phương thức gián tiếp, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thơng qua mạng internet, fax được Cơng ty Cổ phần hệ thống 1-V quan tâm và sử dụng nhiều bởi những lợi ích mà việc giao kết gián tiếp qua mạng internet, fax mang lại. Đó là, giúp Cơng ty rút ngắn được thời gian gặp trực tiếp đối tác, khách hàng để thương lượng, thỏa thuận mà cách thức trực tiếp địi hỏi,đồng thời giúp các hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty được diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng.

- Về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa

Nguồn khách hàng chủ yếu của Cơng ty Cổ phần hệ thống 1-V là khách hàng quen thuộc, tiêu thụ số lượng hàng hóa lớn. Các hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị lớn của Cơng ty với nguồn khách hàng này được giao kết dưới hình thức văn bản, đồng thời nguồn khách hàng này là cố định. Do đó, các hợp đồng mua bán hàng hóa dưới hình thức văn bản của Cơng ty Cổ phần hệ thống 1-V được giao kết theo mẫu hợp đồng có sẵn, chỉ thay đổi một số nội dung về số lượng, phương thức thanh tốn,... Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty Cổ phần hệ thống 1-V dưới hình thức văn bản rất dập khuôn; các điều khoản mà Công ty thỏa thuận chưa được cụ thể cho từng hợp đồng mua bán hàng hóa.

Cơng ty Cổ phần hệ thống 1-V giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa gián tiếp là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Cơng ty với cơng ty thiết bị văn phịng phẩm Hồng Mai. Tháng 10/2015 Cơng ty cổ phần hệ thống 1-V kí hợp đồng với cơng ty Hoàng Mai 30 phần mềm “ 1C: Bán lẻ 8 với giá 3.000.000 vnđ một sản phẩm làm hai đợt, tổng giá trị là 90.000.000 vnđ. Cơng ty Hồng Mai thanh tốn ln số tiền cho cơng ty Cổ phần hệ thống 1-V là 90.000.000 vnđ. Trong hợp đồng quy định công ty Cổ phần hệ thống 1-V được ủy quyền và có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về đăng ký lưu hành. Tháng 6/2015 Công ty cổ phần hệ thống 1-V tiến hành giao hàng cho Công ty

Hồng Mai. Cơng ty Hồng Mai sau 1 tuần sử dụng phát hiện ra hàng hóa có lỗi. Cơng ty Hồng Mai đã kiện cơng ty Cổ phần hệ thống 1-V ra tòa và yêu cầu tòa án giải quyết như sau hủy bỏ hợp đồng đã kí, trả lại số tiền 90.000.000vnđ.

Công ty Cổ phần hệ thống 1-V đã có hành vi vi phạm hợp đồng, Theo khoản 1, Điều 412 BLDS 2005 về nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự thì ”Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác ”. Theo Điều 437 BLDS 2005 về trách nhiệm giao vật khơng đúng chủng loại thì: “Trong trường hợp vật được giao khơng đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây: 1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận; 2. Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại; 3. Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hệ thống 1 v (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)