Một số đề xuất về phân tích tài chính của cơng ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích tài chính tại công ty cổ phần ôtô trường hải chi nhánh bắc thanh hóa (Trang 57 - 60)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Một số đề xuất về phân tích tài chính của cơng ty

3.2.1. Quản trị khoản phải thu

Qua phân tích tài chính của Cơng ty ở trên, ta đã thấy khoản mục phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng trong tổng tài sản của Công ty. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cơ hội đầu tư của Công ty trong tương lai do bị chiếm dụng vốn lớn. Chính vì vậy, Cơng ty cần tiến hành các giải pháp nhằm không để các khoản phải thu tăng quá cao, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng thu hồi công nợ nhằm cải thiện lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và tránh được rủi ro khách hàng khơng thanh tốn.

Biện pháp đặt ra cho Công ty là phải siết chặt các khoản phải thu khách hàng đặc biệt là nợ xấu, nợ quá hạn với chính sách thu hồi nợ với từng loại khách hàng. Tuy nhiên nếu khơng thực hiện tín dụng thương mại, sức cạnh tranh của Công ty sẽ thấp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và lợi nhuận về sau. Vì vậy, Cơng ty cũng cần có những chính sách mềm dẻo với khách hàng như: chấp nhận việc trả chậm với một số đối tượng khách hàng cũng như có các quy định rõ ràng các biện pháp xử phạt sẽ áp dụng khi khách hàng vi phạm điều khoản thanh tốn. Điều này có thể đảm bảo được việc cho khách hàng chiếm dụng vốn sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của Cơng ty. Ngồi ra việc phân loại khách hàng cũng cần được lưu ý: đối với khách hàng truyền thống, trước khi ký kết hợp đồng phải qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý công nợ để chắc chắn rằng khách hàng khơng có nợ xấu và có khả năng thanh tốn nợ. Đối với hợp đồng có giá trị lớn, trước khi ký kết phải tìm hiểu thơng tin khách hàng.

Cơng ty cũng cần đưa ra những biện pháp quản lý các khoản phải thu một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Công ty nên chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán nhằm thực hiện kịp thời các thủ tục thanh tốn. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng cần nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh tốn các khoản nợ đến han, tránh để tình trạng nợ khó địi q nhiều làm giảm khả năng hoạt động của tài sản. Công ty cần tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn chứ không chỉ đơn thuần là bộ phận kế toán phụ

trách thanh tốn trong phịng tài chính – kế tốn như hiện nay. Đồng thời, Cơng ty cần tính tốn và trích lập một khoản dự phịng phải thu khó địi thật hợp lý để bảo tồn vốn lưu động của Cơng ty, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, mang lại hiệu quả cao nhất

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí

Việc lợi nhuận sau thuế của Cơng ty không cao so với tổng doanh thu, do ảnh hưởng rất lớn từ các khoản chi phí mà Cơng ty phải bỏ ra trong q trình hoạt động của mình. Nhằm đem lại mức lợi nhuận cao hơn trong tương lai thì Cơng ty cần phải kiểm sốt được những chi phí bỏ ra, hạn chế tối đa những chi phí khơng cần thiết, có những chính sách nhất qn để có thể dựa vào đó giảm thiểu được chi phí. Nâng cao chất lượng người lao động: sử dụng lao động có trình độ cao chắc chắn sẽ tiết kiệm được chi phí cho phép sử dụng các thiết bị tiên tiến một cách dễ dàng, làm tăng năng suất lao động và giảm sự hao hụt. Cơng ty cũng nên đào tạo nâng cao trình độ của cơng nhân, có như vậy Cơng ty mới theo kịp cơ chế vận hành của thị trường. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động, thì yếu tố kích thích người lao động cũng khơng thể thiếu bởi nó làm nâng cao niềm đam mê với nghề.

3.2.3. Các biện pháp quản lý nguồn vốn

Trong những năm tới, Cơng ty có xu hướng đầu tư, mở rộng showroom các huyện khác nên nhu cầu về vốn càng ngày càng cấp thiết. Nguồn vốn chủ sở hữu của Cơng ty có thể huy động từ chính những cổ đơng sáng lập trong Công ty, hoặc kết nạp thêm cổ đông mới. Khi kêu gọi tăng vốn chủ sở hữu, Công ty cần đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tiềm năng trong tương lai. Điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất và tiềm lực phát triển của Cơng ty. Ngồi ra Cơng ty cần quan tâm đến công tác thu nợ thông qua việc giao trách nhiệm cho bộ phận kế tốn Cơng ty lập sổ theo dõi công nợ, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng theo từng hợp đồng kinh tế. Khi hợp đồng kinh tế đến thời hạn thanh tốn thì bộ phận kế tốn có trách nhiệm báo ngay cho ban quản lý Cơng ty để họ bố trí người đi thu nợ. Nếu quá thời hạn thanh tốn thì bộ phận kế tốn phải đề xuất phương án giải quyết, thu nợ cho Công ty. Điều này sẽ giúp cho Công ty tránh được việc bị chiếm dụng vốn.

3.2.4. Nâng cao khả năng thanh toán

Năng lực thanh tốn là khả năng của doanh nghiệp có thể chi trả tiên mặt các hóa đơn, khoản nợ của cơng ty đến hạn thanh toán. Để cải thiện cũng như nâng cao khả năng thanh tốn của cơng ty, cơng ty có thể thực hiên các giải pháp sau:

Cách thức đầu tiên để nâng cao năng lực thanh tốn đó là sử dụng một dạng tài khoản liên thơng tại các ngân hàng. Điều này cho phép cơng ty có được những khoản lãi trên số dư tiền mặt vượt quá khi chuyển tiền từ tài khoản vốn không cần thiết sang tài khoản khác và chuyển trở lại khi cần thiết.

- Tổng phí: đánh giá các chi phí chung của cơng ty và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng hay khơng. Việc cắt giảm những chi phí khơng cần thiết sẽ có tác đơng trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phịng..là những chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngời những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp.

- Những tài sản khơng sản xuất: nếu cơng ty có tài sản nào khơng được sử dụng cho các ục đích sinh lời, phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và dường như hiện chỉ lưu kho, đã đến lúc để tống khứ chúng. Lý do duy nhất công ty nên bỏ tiền ra cho những tài sản như showroom trưng bày, thiết bị và dụng cụ,…là chúng phục vụ cho mục đích sinh lời.

- Các khoản thu: giám sát hiệu quả nhất các khoản thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đang viết hóa đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn. Các khách hàng thanh toán sớm và đều đặn hay được khích lệ để làm như vậy ln rất đáng trân trọng. Việc họ tiếp tục làm như thế sẽ đảm bảo một dịng tiền mặt ổn định cho cơng ty.

- Các khoản chi: Doanh nghiệp cần đàm phán để có các điều khoản thanh tốn dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn

3.2.5. Hồn thiện hệ thống báo cáo tài chính

- Hồn thiện cơ sở pháp lý hiện hành về những vấn đề liên quan đến lập và trình bày BCTC: quy định rõ về đối tượng áp dụng và thời điểm lập BCTC, quy định về xử lý và điều chỉnh đối với các giao dịch nội bộ, quy định rõ về cách xác định và xử lý đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong quá trình lập BCTC,..

- Tổ chức bộ máy kế toán: bộ máy kế tốn cần được chun mơn hóa hơn về tổ chức BCTC, cần thiết phải có bộ phận, cán bộ chyên trách vấn đề này. Tổ chức hệ thống chứng từ kế tốn phù hợp

- Hồn thiện về kỹ thuật lập hệ thống BCTC: xử lý các khoản Nợ phải thu, Nợ phải trả; xử lý về TSCĐ luân chuyển nội bộ; xử lý tồn tại và áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu với các khoản đầu tư.

- Hồn thiện tổ chức phân tích và cung cấp thơng tin phân tích tài chính: Về thời gian lập, nộp, kiểm tra; Sử dụng các chỉ tiêu phân tích để cung cấp them thơng tin một cách tồn diện phục vụ u cầu quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích tài chính tại công ty cổ phần ôtô trường hải chi nhánh bắc thanh hóa (Trang 57 - 60)