Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ kinh doanh phát triển dịch vụ và thƣơng mại nam long (Trang 44 - 46)

1.1.2 .Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

3.2.1. Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty

- Xác định nhu cầu vốn lưu động làm căn cứ huy động vốn:

Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết đảm bảo hoạt động SXKD của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm, có hiệu quả. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, mọi nhu cầu về VLĐ cho SXKD của doanh nghiệp đều phải tự trang trải thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng vì nó đảm bảo cho q trình sản xuất và lưu thông của DN được tiến hành liên tục đồng thời tránh lãng phí, ứ đọng vốn ngồi ra nó cịn là cơ sở để tổ chức nguồn vốn hợp lý, hợp pháp, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Do vậy việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ là một trong những giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN, để phát huy được hiệu quả sử dụng vốn thì cơng ty cần xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý, việc xây dựng đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để từ đó có biện

pháp huy động vốn đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh nhằm tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí, ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

- Giảm lượng hàng tồn kho:

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần có nguyên vật liệu hoặc hàng hố dự trữ. Nó khơng trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trị rất lớn để q trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, tuy nhiên nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây ra tốn kém chi phí, ứ đọng vốn cịn dự trữ q ít thì q trình sản xuất bị gián đoạn và sẽ gây hậu quả tiếp theo. Do vậy DN nên xác định lượng hàng tồn kho sao cho phù hợp.

+ Công ty nên xác định mức dự trữ an toàn: mức dự trữ an toàn cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến mức đặt hàng vì mức đặt hàng cao thì mức dự trữ an tồn thấp và ngược lại, do ảnh hưởng trên nên khi tính mức đặt hàng cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác để từ đó có thể xác định giá trị đầu từ vào tồn kho là thấp nhất.

+ Ngồi ra cơng ty cũng cần theo giõi tình hình biến động của thị trường, giá cả, tỷ giá, lượng hàng còn tồn kho, cũng như nhu cầu hàng cho các đơn hàng tiếp theo trong năm tới để có thể xác định nhu cầu hàng tồn kho cho hợp lý.

+ Cần có phương án trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp cơng ty chủ động thực hiện bảo tồn vốn lưu động.

- Quản lý tiền mặt hiệu quả:

+ Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản khơng sinh lãi do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hố lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh là cần thiết. Quản lý tiền mặt phải liên quan chặt chẻ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khốn có khả năng thanh tốn cao. Nó giữ một bước đệm cho quản lý tiền mặt, khi cơng ty có nhiều tiền có thể mua chứng khốn, cịn khi cần tiền thì có thể bán chứng khốn một cách dễ dàng, vì vậy cơng ty có thể sử dụng chứng khốn có khả năng thanh tốn cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:

+ Công ty cần xây dựng kế hoạch mua sắm, đầu tư tài sản cố định từ đầu kỳ kinh doanh. Dựa vào tình hình khấu hao lũy kế, cơng ty có thể xác định xem tài sản này đã khấu hao được bao nhiêu phần trăm giá trị, đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra hay chưa để có kế hoạch đổi mới. Đồng thời, căn cứ vào các dự án, hợp đồng và mục tiêu của công ty trong kỳ kinh doanh để xác định quy mô vốn cố định cần đầu tư là bao nhiêu.

+ Tiến hành nâng cấp tài sản cố định thông qua việc bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn theo kế hoạch: một điều hiển nhiên là VCĐ sẽ khơng được bảo tồn nếu như tài sản cố định bị hư hỏng phải sa thải trước thời hạn. Vì thế sữa chữa cũng được coi là một biện pháp bảo toàn vốn cố đinh, việc này giúp cho tài sản cố định không bị hư hỏng hay giảm công suất quá nhanh so với tiêu chuẩn.

+ Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ việc đánh giá đúng giá trị tài sản cố định tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn, quy mơ vốn, tính đủ chi phí khấu hao tài sản cố định.

+ Đối với những tài sản cố định không dùng đến, việc để lại chúng sẽ tiêu tốn một số tiền của công ty cho việc bảo quản, sửa chữa nên lựa chọn phương pháp thanh lý là hợp lý nhất, vừa giảm được một khoản chi phí, vừa thu hồi được một khoản vốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ kinh doanh phát triển dịch vụ và thƣơng mại nam long (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)