Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH văn hóa minh tân – nhà sách minh thắng (Trang 57 - 62)

1.1 .Khái niệm cơ bản

3.3. Kiến nghị với Nhà nước

3.3.1. Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, về chủ trương chính sách, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ổn

định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động, khi Đảng và Nhà nước ban hành Nghị quyết, Nghị định... thì các bộ ngành phải nhanh chóng hướng dẫn, triển khai bằng các thơng tư, đồng thời sau khi có hiệu lực thì phải quy định rõ thời gian thực hiện, quá thời hạn theo quy định thì kiến nghị giao lãnh đạo các tỉnh, thành có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện để các chủ trương, chính sách sớm đi vào cuộc sống. Những chủ trương, chính sách khơng cịn phù hợp, không đi vào cuộc sống được như Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Nghị định 71/2010/NĐ-CP... đề nghị cần nhanh chóng và kiên quyết điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai, về vốn và lãi suất, cho phép các doanh nghiệp được đảo nợ thay cho

mua bán nợ. Có chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, phải khống chế trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại kể cả nợ cũ và nợ mới đều áp dụng lãi suất như nhau, đồng thời giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Thứ ba, về chính sách thuế, phí, Chính phủ xem xét khi ban hành chính sách các loại thì phải ổn định, lâu dài. Cụ thể, nên miễn thuế giá trị gia tăng cho một số ngành hàng trong nước giúp doanh nghiệp giảm giá bán, giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn để tái sản xuất; tạm ngưng ban hành thêm các loại thuế, phí phải thu của doanh nghiệp, người dân để tăng cầu hàng hóa và hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Thứ tư, vấn đề hàng gian, hàng giả, Nhà nước nên tăng cường cơng tác kiểm

tra thị trường và có biện pháp chống tình trạng nhập lậu hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng. Nhà nước hiện nay chống hàng lậu tương đối tốt nhưng việc chống hàng gian, hàng giả vẫn cịn bng lỏng.

3.3.2. Đối với ngành kinh doanh, xuất bản, phát hành sách

Đối với ngành kinh doanh, xuất bản, phát hành sách tại Việt Nam, Nhà nước cần xem xét một số kiến nghị như sau:

Tập trung mọi nguồn lực, chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai, hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Triển khai hiệu quả

Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho công tác tuyên truyền, triển khai thực thi pháp luật về xuất bản đến các chủ thể tham gia hoạt động này, lưu ý việc triển khai thực hiện kịp thời Nghị định 60 sửa đổi (về quản lý hoạt động in) sau khi Chính phủ ký ban hành.

Tăng cường cơng tác quản lý đối với từng lĩnh vực, nhất là nội dung xuất bản phẩm, tránh sự tác động xấu đến nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

Tập trung tháo gỡ những khó khăn về cơ chế chính sách, tạo mọi điều kiện tốt nhất hỗ trợ hiệu quả cho các nhà xuất bản, các doanh nghiệp in, phát hành hoạt động trên tinh thần hỗ trợ phát triển đi đôi với quản lý tốt. Kết hợp giữa công tác quản lý với công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản.

Tập trung mọi nguồn lực, huy động xã hội hóa để tổ chức các sự kiện trong hoạt động xuất bản như Ngày Sách Việt Nam, triển lãm - hội chợ sách… nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược Phát triển văn hóa đọc của quốc gia.

Đẩy mạnh việc quảng bá xuất bản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài. Phối hợp với chặt chẽ với Hội Xuất bản Việt Nam để triển khai thành công Giải thưởng Sách Việt Nam lần thứ Nhất.

KẾT LUẬN

Ngành sách là một ngành quan trọng gắn liền với sự phát triển kinh tế quốc dân và sự phát triển của xã hội. Là một trong những ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả nhất và có thể tái sinh nhiều lần, là động lực phát triển rừng, nông nghiệp, cơng nghiệp hóa chất…Với tiềm năng nguồn ngun liệu sách cả nước cũng như nhu cầu về mặt hàng này trên thị trường nội địa và thế giới như hiện nay, hy vọng một tương lai không xa, ngành sách Việt Nam sẽ phát triển vượt bật, cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và chiếm lĩnh thị trường thế giới nhiều hơn nữa.Qua việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty TNHH

Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng” đã nêu lên thực trạng của Cơng ty, phân

tích hoạt động sản xuất - tiêu thụ của cơng ty, phân tích năng lực cạnh tranh của cơng ty thơng qua việc phân tích mơi trường bên trong và bên ngồi của cơng ty, cơng cụ phân tích ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa từ mơi trường bên ngồi của cơng ty. Từ đó tìm ra những hướng đi mới cho công ty.

Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, vấn đề cạnh tranh trong và ngồi nước trở nên khốc liệt hơn. Chính vì vậy để duy trì được sự tồn tại và khẳng định vị trí của mình, các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra được nguồn hàng với số lượng và chất lượng cao, chủng loại phong phú để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cao của thị trường. Đồng thời phải tích cực tìm kiếm được thị trường nhằm tạo ra một thị trường ổn định. Bên cạnh đó địi hỏi doanh nghiệp phải ln tự đổi mới phương thức kinh doanh của mình sao cho phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay, có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Trên đây là một số giải pháp tôi xin đưa ra với hy vọng phần nào giúp mọi người thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.

Do trình độ cịn hạn chế, chắn chắc khơng tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô Th.s Vũ Thị Hồng Phượng, anh chị trong Cơng ty TNHH Văn hóa Minh Tân – nhà sách Minh Thắng để giúp em hồn thành tốt hơn khóa luận tốt nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo Kết quả kinh doanh Cơng ty TNHH Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng 2015, 2016, 2017.

2. Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

3. Đặng Đình Đào và Hồng Đức Thân (2008), Giáo trình Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Đoàn Thị Thu Huyền (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở

của Cơng ty Cổ phần Văn phịng phẩm Hồng Hà, Khóa luận tốt nghiệp –

Trường Đại học Thương Mại.

5. Đoàn Trung Thành (2007), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công

ty May 10 trên thị trường Mỹ, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương

mại – Khoa Thương mại Quốc tế.

6. GS. TS Nguyễn Bách Khoa (2012), Phương pháp luận xác định năng lực cạnh

tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa Học Thương Mại Trường Đại

học Thương Mại

7. GS. TS Nguyễn Bách Khoa (2012), Phương pháp luận xác định năng lực cạnh

tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa Học Thương Mại Trường Đại

học Thương Mại

8. Luật doanh nghiệp – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội 9. Luật thương mại

10. Luật xuất bản sửa đổi 2012

11. Nguyễn Thị Lan (2011), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty

TNHH Minh Hiền, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại.

12. PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2016), Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

13. PGS.TS Hà Văn Sự (2015), Giáo trình Kinh tế Thương mại Đại cương, Nhà

xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

14. PGS.TS Nguyễn Cúc (2010), Bài giảng Quản lý Nhà nước về Kinh tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hà Chính, Hà Nội.

15. Phạm Hoàng Tùng (2011), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công

ty Cổ phần Máy – Thiết bị dầu khí, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học

Thương mại.

16. TS. Đoàn Phúc Thanh (2000), Nguyên lý quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

17. TS. Lê Văn Phùng (2014), Khoa học quản lý, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.

18. TS. Phạm Thị Thanh Tâm (2002), Đại cương phát hành xuất bản phẩm, Nhà xuất bản Đại học Văn hóa Hà Nội.

19. TS.Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý Nhà nước về Thương mại, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nội.

20. Website:http://nhasachminhthang.vn/

Tài liệu tiếng Anh

21. Michael Porter (1980), Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors, Free Press.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH văn hóa minh tân – nhà sách minh thắng (Trang 57 - 62)