Lựa chọn thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu hoạt động marketing tại điểm đến du lịch hạ long quảng ninh (Trang 25 - 29)

Việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho một điểm đến du lịch rất quan trọng vì nó khơng chỉ liên quan đến số lượng nguồn khách đến mà còn liên quan đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch hợp với nhu cầu, thị hiếu, khả năng thanh tốn của du khách đồng thời marketing có hiệu quả. Với hoạt động du lịch Hạ Long, thị trường mục tiêu được lựa chọn bao gồm:

 Thị trường trong nước

- Phía Bắc: tập trung vào các đơ thị lớn thuộc tam giác trọng điểm kinh tế Bắc

Bộ là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tạo ra “tam giác vàng” phát triển về nhiều mặt, trong đó đáng nói nhất là phát triển du lịch nghỉ dưỡng, giao thông, bất động sản… Đây được coi là tam giác thiên đường du lịch. Trong khi Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn hóa, lịch sử mang trong mình sức hấp dẫn của Thủ đơ ngàn năm văn hiến; Hải Phịng được xem là điểm sáng vùng Đông Bắc với những sắc thái riêng khơng lẫn với bất kỳ tỉnh nào thì Quảng Ninh được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, hội tụ đầy đủ các dạng địa hình tiêu biểu

26

là biển đảo, đồng bằng và trung du miền núi trở thành một mảnh đất màu mỡ, “mỏ vàng” trong bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Địa hình biển đảo tự nhiên kì vỹ đã tạo cho Quảng Ninh những di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đảo Tuần Châu, đảo Ti Tốp… là những điểm đến hút hồn du khách (6 tháng đầu năm 2019, khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 8,55 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế 2,8 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ. Thời gian lưu trú trung bình của du khách đạt từ 2,7 - 3 ngày trở lên. Tổng doanh thu du lịch đạt gần 16.000 tỷ đồng, tăng 25% cùng kỳ). Những năm gần đây, Quảng Ninh đã thu hút hơn hàng chục dự án đầu tư bất động sản, trong đó, đa phần là các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Dẫn đầu cuộc đua trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Quảng Ninh có thể nhắc đến Vingroup, Sun Group, Tập đoàn FLC, Tập đoàn BIM, Tập đoàn Flamingo… Đây là tiền đề quan trọng để hỗ trợ cho ngành công nghiệp khơng khói phát triển mạnh mẽ.

- Miền Trung: tập trung khai thác thị trường du lịch vùng kinh tế trọng điểm

miền trung bao gồm năm tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vào cuối tháng 11-2020, UBND tỉnh Quảng Nam với vai trò Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền trung nhiệm kỳ 2019 - 2020 đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong khu vực tổ chức Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Tại đây, lãnh đạo các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và TP Đà Nẵng đã ký kết Chương trình thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến phức tạp việc khai thác thị trường du lịch miền Trung vẫn cịn khó khăn nhưng với vị trí tam giác thiên đường du lịch thì thị trường miền Trung sẽ là thị trường tiềm năng trong tương lai đối với Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng.

- Phía Nam: Quảng Ninh xác định thị trường TP Hồ Chí Minh nói riêng và các

tỉnh phía Nam nói chung là một trong những địa bàn trọng điểm để thu hút khách. Bởi đây là một đô thị đặc biệt sầm uất, là trung tâm văn hóa, kinh tế, du lịch, đồng thời cũng là một trong những đầu mối trung chuyển, tiếp nhận du khách quốc tế và nội địa đến với các vùng miền trong cả nước. Bên cạnh đó,

27

TP Hồ Chí Minh cịn có hơn 1.300 cơng ty du lịch, hãng lữ hành quốc tế và nội địa, tập trung nhiều cơ sở lưu trú với hơn 4.000 khách sạn lớn nhỏ, các dịch vụ ăn uống, mua sắm, tổ chức hội nghị du lịch hàng đầu, cùng với lực lượng nhân sự phục vụ cho ngành du lịch và lượng du khách dồi dào… Vì vậy, việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa Quảng Ninh với các tỉnh phía Nam sẽ giúp khai thác những thế mạnh của các địa phương, hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hạn chế được sự trùng lặp sản phẩm và dịch vụ, tránh tạo cảm giác nhàm chán cho du khách, giảm chi phí xúc tiến, quảng bá... Để đưa việc liên kết phát triển du lịch giữa Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh nói riêng, các tỉnh khu vực phía Nam nói chung được thực hiện có hiệu quả, tỉnh Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh đã tích cực tổ chức các đồn xúc tiến du lịch, mở rộng liên kết giữa hai địa phương và các địa phương lân cận. Cụ thể, xây dựng và chào bán các sản phẩm du lịch; chia sẻ kinh nghiệm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Đồng thời, tạo dựng cơ hội cho doanh nghiệp du lịch của các địa phương liên kết, hợp tác phát triển...

 Thị trường quốc tế

- Thị trường Tây Âu, Bắc Mĩ, Australia: đây là thị trường khách có thời

gian lưu trú dài và chi tiêu cao.

- Thị trường Đông Bắc Á: gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Với quy mô lớn và sự tương đồng về văn hóa, thuận tiện về mặt địa lý nên thị trường này đang được khai thác mạnh mẽ hơn. Trong những năm gần đây, thị trường Trung Quốc giữ vị trí số một về lượt khách đến Hạ Long – Quảng Ninh, vị trí thứ hai thuộc về Hàn Quốc, tiếp sau đó là Nhật Bản và Đài Loan. Hiện nay du khách Trung Quốc chiếm thị phần quan trọng trong tổng số khách du lịch quốc tế của Quảng Ninh. Trong các nước ASEAN, Việt Nam là điểm đến lớn thứ 2 của khách du lịch Trung Quốc sau Thái Lan.

- Thị trường ASEAN: Cộng đồng ASEAN có những nét tương đồng về văn hóa và điều kiện tự nhiên do đó khối ASEAN đang trở thành nguồn thị trường đem đến lượng khách lớn với Việt Nam nói chung và Hạ Long – Quảng Ninh nói riêng. Trong thị phần khách ASEAN đến Hạ Long – Quảng Ninh gồm

28

các nước như Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia…số lượng du khách Thái Lan và Campuchia có phần nổi trội hơn. Khu vực ASEAN với đặc tính du lịch tâm linh – tín ngưỡng – sinh thái do đó Quảng Ninh cần khai thác các tài nguyên du lịch để đáp ứng nhu cầu của thị trường khách này.

 Thị trường khách cao cấp, hạng sang

- Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch tàu biển có giá trị doanh thu lớn, cao hơn khoảng 40% so với loại hình du lịch bằng đường hàng khơng hay đường bộ. Với tâm điểm Cảng tàu khách du lịch quốc tế nằm ngay tại Bãi Cháy giúp Hạ Long đón lượng khách ngoại lớn. Tính đến hết tháng 8/2019, riêng cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã mang tới 32 chuyến tàu “khủng” với 42.000 lượt khách quốc tế đến với vịnh di sản. Các nhà quản lý du lịch dự tính, mỗi tàu khách 5 sao quốc tế cập cảng, thăm Vịnh Hạ Long, dao động từ 1.000-5.000 khách. Nếu mức chi tiêu vào mua sắm các đồ lưu niệm chỉ 20 USD/khách thì một chuyến tàu đậu tại cảng trong 12 giờ mang về thêm 30.000 USD. Đó thực sự là phép tính mang lại lợi ích kép. Nguồn khách đến từ cảng tàu quốc tế này sẽ mang lại ưu thế lớn cho các dịch vụ phụ trợ tại chỗ hoặc lân cận cảng. Bến tàu du lịch của cảng hiện tại có vị trí lý tưởng khi toạ lạc ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy, kế bên quần thể khu vui chơi giải trí Sun World Halong Complex, bãi tắm công cộng được chỉnh trang sạch đẹp và đường bao biển mới, hiện đại. Đặc biệt, thương cảng phồn hoa Vịnh du thuyền Sun Marina do Tập đoàn Sun Group kiến tạo thu hút lượng khách quốc tế số lượng lớn và cực chất lượng. Sun Marina là vịnh du thuyền duy nhất tại miền Bắc tọa lạc tại Vịnh di sản thế giới được Unesco cơng nhận với hàng nghìn đảo lớn nhỏ. Nằm tại vị trí độc tơn trong tổ hợ Sun Marina cịn có Sun Marina Town – hai tịa tháp căn hộ như những chiếc du thuyền giữa tầng không sở hữu tầm view vịnh đảo, những chiếc siêu du thuyền neo đậu tại bến cảng thịnh vượng nhất Việt Nam càng nâng sự độc tơn duy nhất chỉ có tại nơi đây. Khách thượng lưu từ du thuyền chắc chắn sẽ là nguồn khách cực lớn cho hệ thống khách sạn cao cấp của tập đoàn Sun Group nằm liền kề đó và sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ đắt đỏ.

29

2.2.3. Triển khai hoạt động Marketing tại điểm đến du lịch Hạ Long – Quảng Ninh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu hoạt động marketing tại điểm đến du lịch hạ long quảng ninh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)