Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hưng thịnh hoàng long trên thị trường miền bắc (Trang 26 - 30)

6. Kết cấu của đề tài

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.5.1. Nhân tố liên quan đến vĩ mô

Mơi trường vĩ mơ chính là mơi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố này tác động và chi phối mạnh mẽ, là cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có sự am hiểu về các nhân tố trên và đưa ra cách ứng xử cho phù hợp đối với những biến động của chúng.

a. Mơi trường chính trị, pháp luật

Các nhân tố chính trị, pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các cơng cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả.

b. Mơi trường kinh tế

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất to lớn đối với doanh nghiệp và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu của người dân tăng lên đồng

nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội thỏa mãn những nhu cầu đó nhiều hơn và hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và phát triển. Đồng thời với đó là tốc độ tích lũy vốn đầu tư trong nền kinh tế cũng tăng lên, mức độ hấp dẫn đầu tư cũng sẽ tăng cao do đó sư cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Thị trường mở rộng chính là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ tự hồn thiện mình và khơng ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường nhưng đó cũng là thách thức đối với những doanh nghiệp khơng có mục tiêu rõ ràng chiến lược hợp lí. Các yếu tố của nhân tố kinh tế như mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đối,... cũng tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.

c. Văn hóa - xã hội

Các yếu tố văn hóa ln liên quan tới nhau nhưng sự tác động của chúng lại khác nhau. Thực tế con người luôn sống trong mơi trường văn hóa đặc thù, tính đặc thù của mỗi nhóm người vận động theo hai khuynh hướng: Một khuynh hướng là giữ lại các tinh hoa văn hóa của dân tộc, một khuynh hướng là hòa nhập với các nền văn hóa khác. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc các sản phẩm, dịch vụ xâm nhập vào các thị trường mới. Các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới các yếu tố văn hóa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhu cầu, phong tục, tập quán người tiêu dùng tại thị trường mới…

1.5.2. Nhân tố liên quan đến ngành

Môi trường ngành bao gồm 5 nhân tố cơ bản là: Đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung ứng, cạnh tranh tiềm ẩn, các sản phẩm thay thế. Đây là các nhân tố thuộc mơ hình 5 sức mạnh của mơ hình Michael Porter

a. Đối thủ cạnh tranh.

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành quyết định tính chất và mức độ tranh đua giành giật lợi thế trong ngành, mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất. Nếu các đối thủ canh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận. Ngược lại khi đối thủ cạnh tranh mạnh thì sự cạnh tranh giá là đáng kể. Cạnh tranh giữ các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ thường gồm các nội dung chủ yếu là cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu ngành và hàng rào lối ra.

b. Người mua (khách hàng)

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khách hàng là nhân tố quyết định đến lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ. Ngồi những yếu tố về nhu cầu khách hàng ln

thay đổi thì tình hình thu nhập khách hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng mua của khách.

Khách hàng với nhu cầu và khả năng mua của mình sẽ quyết định đến quy mô, chiến lược kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm: khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

c. Người cung ứng.

Là người cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu cung ứng đầu vào tốt thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Ngược lại nếu nguồn cung ứng đầu vào khơng đảm bảo về số lượng, tính liên tục… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra. Chính vì vậy mà việc lựa chọn nhà cung ứng rất là quan trọng.

d. Đối thủ tiền ẩn.

Là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng lại có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là mối đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập thị trường bởi vì càng nhiều doanh nghiệp gia nhập một ngành thì canh tranh sẽ khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ thay đổi.

e. Sản phẩm thay thế.

Là các sản phẩm khác có thể thay thế để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế ở các đặc trưng riêng biệt. Đe dọa này địi hỏi doanh nghiệp phải có sự phân tích, theo dõi trong đó liên quan trực tiếp là sự thay đổi công nghệ, đổi mới sản phẩm. Hơn nữa, sự thay đổi của nhu cầu thị trường cũng là nhân tố quan trọng cho sự đe dọa này.

1.5.3. Nhân tố về mặt doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp sức mạnh từ các nguồn lực hiện có và có thể huy động được với doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu qua nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính tổ chức,…

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên tốt sẽ làm được tất cả những gì họ mong muốn, nguồn lực này sẽ làm tăng các nguồn lực khác cịn thiếu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác khi một doanh nghiệp có nguồn nhân lực vững mạnh về chun mơn, nghiệp vụ, trình độ tay nghề cao, ý thức kỹ thuật, lòng hăng say lao động… sẽ có thể trở thành doanh nghiệp đứng đầu dù các yếu tố khác chưa thực sự thuận lợi.

b. Nguồn lực tài chính

Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, ln đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch tốn các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Trong nền kinh tế thị trường, tài chính trở thành sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, nguồn tài chính vững chắc sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp dành được sự tin cậy, đầu tư từ phía khách hàng lẫn nhà đầu tư.

c. Cơ sở, vật chất

Máy móc thiết bị và cơng nghệ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của doanh nghiệp, nó là nhân tố quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, chất lượng của sản phẩm và giá thành của sản phẩm. Một doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị hiện đại thì sản phẩm của họ có chất lượng cao, giá thành hạ. Như vậy nhất định khả năng cạnh tranh sẽ tốt hơn. Và ngược lại, khơng một doanh nghiệp nào lại có khả năng cạnh tranh cao khi mà công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất.

Chương 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CƠNG TY TNHH HƯNG THỊNH HỒNG LONG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hưng thịnh hoàng long trên thị trường miền bắc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)