3.1.1.1. Cơ hội
Thơng qua việc tìm hiểu tình hình lãi suất cho vay của ngân hàng có thể thấy được lãi suất cho vay từ đầu năm tới đã, đang và sẽ tiếp tục có xu hướng giảm, cộng thêm tình hình lạm phát mấy năm gần đây ln được giữ ở mức ổn định nên đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp.
Là nước đông dân thứ 13 thế giới, với mức tăng trưởng dân số 1,1%/năm, Việt Nam có nền tảng khách hàng lớn có nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo. Hơn thế, do một lượng lớn bánh kẹo được tiêu thụ chủ yếu ở các khu vực đơ thị, nên tốc độ đơ thị hóa nhanh của Việt Nam cũng đang trở thành nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu bánh kẹo. Bên cạnh đó số dân di cư từ nước ngồi về Việt Nam du lịch và sinh sống cũng góp phần làm tăng lượng khách hàng, chưa kể đến vấn đề dân nước khác sẽ có nhu cầu cao về việc tìm hiểu và thưởng thức những món ăn truyền thống của Việt Nam trong đó có sản phẩm bánh kẹo Việt, những du khách đó lại tiếp tục mua về nước làm quà biếu.
Với xã hội ngày càng phát triển hiện nay, đời sống và nhu cầu của người dân ngày càng tăng lên, thêm vào đó là sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài khiến cho việc đáp ứng nhu cầu về chất lượng của các công ty bánh kẹo trên thị trường cũng được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhờ đó mà bánh kẹo Việt Nam lại một lần nữa được đón nhận trên cả thị trường trong nước và ngoài nước
Hiện tượng hàng giả, hàng nhái tràn lan làm cho dân ta có tâm lý “Người Việt dùng hàng Việt”, điều này chính là một lợi thế cho các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước có thể yên tâm cạnh tranh với những sản phẩm ngoại tràn vào thị trường Việt Nam. Việc lượng bánh kẹo nhập khẩu ngày càng gia tăng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước quan tâm, chú trọng hơn vào khâu đầu tư cơng nghệ máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp lành
nghề để cho ra nhiều loại sản phẩm mới hơn nữa, chất lượng tốt hơn và mẫu mã đẹp hơn để đủ sức chiếm lĩnh lâu dài thị trường trong nước.
Ngồi ra việc mở rộng thị trường có thể là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tận dụng việc xin cấp phép của các nhãn hiệu nước ngoài để tạo ra sức ảnh hưởng nhanh trên thị trường và cạnh tranh với những nhãn hiệu quốc tế đã có mặt tại Việt Nam
Bất chấp các biến động trên thị trường, tiềm năng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam rất lớn. Theo Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 202/QĐ-BCT của Bộ Cơng Thương, cơ cấu các nhóm sản phẩm kỹ nghệ thực phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các nhóm sản phẩm bánh kẹo. Cụ thể, đến năm 2020, ngành sản xuất bánh kẹo phấn đấu đạt sản lượng 2.200 ngàn tấn; xem xét đầu tư mới các nhà máy sản xuất bánh, kẹo cao cấp tại khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phịng), khu vực miền Trung (Quy Nhơn, Bình Định), khu vực phía Nam (Đồng Nai, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam năm 2020
( Nguồn: Bộ Công Thương )
3.1.1.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội trên thì ngành sản xuất và kinh doanh bánh kẹo Việt Nam vẫn cịn gặp khơng ít các khó khăn
Hiện nay vấn đề mà doanh nghiệp trong nước gặp phải vẫn là các yếu tố đầu vào. Trong đó ngun vật liệu chính cho ngành sản xuất bánh kẹo là bột mỳ, bơ, đường, sữa... thì chủ yếu vẫn là nhập khẩu. Đứng ở thế bị động như vậy khiến cho mỗi lần giá cả biến đổi thì việc nhập nguyên liệu, mức tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng phải thay đổi
Đỏi hỏi từ người tiêu dùng và pháp luật Nhà nước về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao, có những qui định nghiêm ngặt hơn khiến cho các doanh nghiệp phải chú trọng hơn trong vấn đề sản xuất và kiểm tra trước khi cho xuất hàng khỏi kho và đưa đến tay các nhà phân phối cũng như người tiêu dùng
Các sản phẩm bánh kẹo cũng được coi là loại mặt hàng cồng kềnh, dễ hỏng mà giao thơng Việt Nam cịn có nhiều vấn đề đáng lo ngại chưa được giải quyết. Vì vậy việc vận chuyển hàng hóa sản phẩm đến các nhà phân phối, đại lý, khách hàng vẫn cịn đang gặp khơng ít khó khăn, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ lẻ. Đây chính là 1 cản trở trong việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng khi mạng lưới phân phối của doanh nghiệp còn chưa được mở rộng.