CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH
và thưởng luôn rõ ràng. Mức lương của nhân viên được tăng theo năm và trình độ của mỗi cá nhân, mức thưởng được tính cụ thể theo phần trăm tương ứng trên doanh thu của mỗi sản phẩm. Đồng thời, tại Cơng ty cũng có những quỹ thưởng đặc biệt vào các ngày Lễ, Tết để động viên tinh thần làm việc cho các nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc và sự nhiệt tình với cơng ty.
- Vấn đề tuyển chọn và đào tạo tại công ty: Đội ngũ nhân viên tại cơng ty làm việc có hiệu quả hay không phụ thuộc bởi yếu tố tuyển dụng đầu tiên. Nếu làm tốt yếu tố tuyển dụng, cơng ty sẽ bớt được các chi phí đào tạo về sau, cũng như không phải tuyển dụng nhiều lần. Sau khi tuyển dụng nhân viên, Công ty cần phải tiến hành các công tác đào tạo hợp lý. Nên ưu tiên hình thức đào tạo kèm cặp đối với các nhân viên mới để tiết kiệm chi phí nhưng cần phải thuê những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực để nâng cao kỹ năng cho những nhân viên lâu năm. Làm tốt hai yếu tố này, Công ty vừa nâng cao được hiệu quả sử dụng lao động, vừa tiết kiệm được chi phí lao động.
- Văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty: Vấn đề văn hóa doanh nghiệp sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất lao động của các nhân viên. Tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp đang rất tốt, mơi trường làm việc thoải mái, thân thiện, mọi người không chỉ làm việc với nhau mà còn là những người bạn tốt ngồi đời nên am hiểu tính cách của nhau. Từ đó sự phối hợp trong cơng việc ăn ý hơn, hiệu quả công việc cao hơn.
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHHDu lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam
2.2.1. Tình hình nhân lực tại Cơng ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam
Với hơn sáu năm xây dựng và phát triển, hiện nay Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam bao gồm 27 nhân viên, trong đó có một giám đốc, một trợ lý và các nhân viên tại các phịng ban. Cơng ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam luôn quan tâm tới đội ngũ nhân viên, thường xun đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, thái độ tận tâm phục vụ khách hàng. Đồng thời, xây dựng tinh thần đồn kết, mơi trường làm việc thân thiện, thoải mái để nhân viên gắn bó lâu dài với Cơng ty.
Tình hình nhân lực tại Cơng ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam năm 2014 được thống kê chi tiết tại bảng 2.3 (Xem phụ lục 4). Qua bảng số liệu ta thấy:
- Cơ cấu lao động khá hợp lý: Nam có 11 người trong tổng số 27 người tồn cơng ty. Tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ là không quá lớn, chỉ 5 nhân viên. Trong đó, nhân
lực nam phân bổ chủ yếu ở phịng hướng dẫn vì ở phịng hướng dẫn cần những hướng dẫn viên tâm huyết và có sức khỏe và có điều kiện đi cơng tác xa nhà.
- Trình độ chuyên môn của nhân viên trong Công ty tương đối cao với 18 nhân viên đạt trình độ đại học, 9 nhân viên đạt trình độ cao đẳng, khơng có nhân viên nào ở trình độ trung cấp và sơ cấp. Đây chính là lợi thế của Cơng ty khi có một đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có kỹ năng chun mơn tốt.
- Trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong Công ty cũng ở mức cao: 15 nhân viên bằng C, 10 nhân viên bằng B và chỉ có 2 nhân viên bằng A. Ngoại ngữ thế mạnh của các nhân viên là Tiếng Anh, ngồi ra cịn có nhân viên biết 2 ngoại ngữ gồm tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật.
- Nhìn chung, nhân lực của Cơng ty tương đối trẻ với độ tuổi trung bình 28,22
tuổi nên mơi trường làm việc rất năng động và giàu sự sáng tạo, độ tuổi trung bình của mỗi bộ phận phù hợp với vị trí, thực hiện đúng chức năng, thể hiện một phần nào kinh nghiệm trong nghề, giúp đảm bảo chất lượng cơng việc.
2.2.2. Thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực tại Cơng ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam
Tình hình sử dụng nhân lực tại Cơng ty được thể hiện thông qua định mức lao động, tổ chức lao động và công việc.
2.2.2.1. Thực trạng xác định định mức lao động tại Công ty
Đối với một DNLH chuyên cung cấp các sản phẩm du lịch tới khách hàng như Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam thì việc xác định định mức lao động cho các nhân viên là một việc làm hết sức khó khăn vì cơng việc mang tính thời vụ và sản phẩm là vơ hình. Tuy nhiên, Cơng ty vẫn đặt ra được một số định mức công việc cho các nhân viên trong một khoảng thời gian như: Hướng dẫn viên phải dẫn tối thiểu 20 ngày tour trong chính vụ, nhân viên kinh doanh phải mang về 5 hợp đồng trong một tháng, mỗi ngày có 1 bài viết mới trên website của Cơng ty… Định mức trên cịn tùy thuộc vào tình hình thực tế để đánh giá và có chế độ thưởng - phạt sao cho nâng cao được hiệu quả lao động của nhân viên mà các nhân viên vẫn cảm thấy vui vẻ.
2.2.2.2. Tình hình tổ chức lao động và công việc tại Công ty a) Phân công lao động:
Đội ngũ nhân lực hiện tại của Cơng ty tính đến năm 2014 là 27 nhân viên được phân bổ hợp lý ở các bộ phận.
Với một giám đốc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cấp cao nhất và một trợ lý để trợ giúp những công việc cần thiết cho giám đốc. Giám đốc cơng ty là người lãnh đạo chung có nhiệm vụ quản lý chỉ đạo thực hiện mọi công tác hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty như: Tổ chức bộ máy quản lý, là người phê duyệt các quyết định tuyển dụng nhân lực, đào tạo, bổ nhiệm, quyết định khen thưởng, kỷ luật đối
với tất cả các thành viên trong Công ty, là người đề ra chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
Phịng điều hành với 4 nhân viên, có vai trị trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với các cơ sở cung cấp dịch vụ: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, dịch vụ giải trí,… để lên kế hoạch và triển khai các tour du lịch trọn gói, đồng thời giám sát chặt chẽ để giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo về thời gian và chất lượng của tour du lịch. Các nhân viên phịng điều hành cũng phải duy trì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, phối hợp hoạt động với các bộ phận khác để đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất trong cơng việc.
Phịng kinh doanh gồm 7 nhân viên, đảm nhiệm việc tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và tìm kiếm các khách hàng mới cho Cơng ty. Các nhân viên kinh doanh phải tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ lịch trình đến mức giá, chủ động trong việc thiết kế các chương trình du lịch mới cũng như chính sách quảng cáo của cơng ty. Phịng kinh doanh cũng là phịng có nhiệm vụ đề xuất và xây dựng các phương án mở rộng phạm vi kinh doanh, mở thêm các chi nhánh của Công ty.
Phòng hướng dẫn 11 người, các hướng dẫn viên sẽ được phân công hướng dẫn khách du lịch đến các điểm du lịch theo chương trình đã ký kết và thực hiện các công việc theo yêu cầu của lãnh đạo. Các nhân viên phịng hướng dẫn có nhiệm vụ xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên chuyên nghiệp, tăng cường bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp tốt, đáp ứng nhu cầu về hướng dẫn viên của Công ty.
Một nhân viên phịng vé được bố trí để chun đặt các vé máy bay, vé tàu… cho khách du lịch và các khách khác. Giúp Cơng ty có thêm doanh thu và có thêm nhiều thơng tin về khách hàng tiềm năng.
Cuối cùng là 2 nhân viên phịng tài chính – kế tốn – nhân sự. Hai nhân viên của phòng vừa phải quản lý sổ sách, chứng từ kế toán, cân đối thu chi và lập báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo; vừa đảm nhiệm việc lên kế hoạch về tuyển dụng nhân sự và các chính sách đãi ngộ nhân viên cũng như quản lý nguồn vốn, tham mưu cho Giám đốc sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn vốn của Công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, không trái với pháp luật nhằm bảo tồn và phát triển nguồn vốn của Cơng ty.
Mỗi phịng ban lại có một trưởng phịng phụ trách việc phân cơng và sắp xếp công việc cho các nhân viên của bộ phận mình sao cho hợp lý nhất. Mỗi phịng ban đảm nhiệm những công việc chun mơn theo đúng lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, giữa các phịng ban ln có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau trong quá trình tư vấn và phục vụ khách hàng.
b) Xác định quy chế làm việc:
Quy chế làm việc tại Cơng ty chính là một số quy định mà mọi nhân viên đều phải tuân thủ và chấp hành một cách tự giác. Quy chế tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam hiện nay được phân chia theo hai nhóm đó là nhóm nhân viên văn phịng và nhóm hướng dẫn viên.
Đối với nhân viên văn phịng: Làm việc theo giờ hành chính từ 8 giờ đến 17 giờ từ thứ 2 đến thứ 7, được nghỉ trưa 1 tiếng từ 12 giờ đến 13 giờ. Nhân viên được nghỉ chủ nhật và các ngày Lễ, Tết theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, tùy theo khối lượng công việc trong từng thời điểm mà các nhân viên có thể phải làm tăng ca, làm thêm chủ nhật để đảm bảo hồn thành cơng việc theo đúng yêu cầu, khi đó, mức lương được tăng lên theo quy định của nhà nước. Cơng việc của nhân viên văn phịng chủ yếu là ngồi tại văn phòng, tuy nhiên, trong những trường hợp phải ra ngồi gặp gỡ khách hàng và đối tác thì cần phải được sự đồng ý của trưởng phòng.
Đối với hướng dẫn viên: Do đặc thù cơng việc của nhóm nhân viên này rất đặc biệt, họ chỉ làm việc khi đến ngày khởi hành tour. Vì thế mà giờ làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên rất linh hoạt, có khi được nghỉ dài ngày nhưng có khi lại phải đi cơng tác xa nhà nhiều ngày liền, lịch làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên không cố định mà phụ thuộc vào lịch trình tour đã đưa ra.
c) Tổ chức chỗ làm việc:
Không gian làm việc của đội ngũ lao động tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam khá thoải mái: Một phòng riêng cho giám đốc, giữa các phịng ban có sự phân cách khơng gian để tránh ồn ào, có đầy đủ thiết bị chiếu sáng và điều hịa, quạt thơng gió. Riêng khơng gian của phịng kinh doanh được chú trọng về thẩm mỹ và có khơng gian rộng rãi hơn các phịng khác một chút vì tại đây thường xun tiếp xúc, gặp gỡ và ký kết hợp đồng với khách hàng.
Mỗi phòng ban được trang bị một máy in và các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết. Mỗi nhân viên được phân một bàn làm việc, một máy tính và một điện thoại cố định để liên lạc với khách hàng. Vệ sinh mơi trường tại văn phịng làm việc tương đối sạch sẽ, khơng gian thống mát và rộng rãi.
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại Cơng ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam
Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam trong 2 năm 2013 - 2014
STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 ± %
1 Tổng doanh thu (D) Trđ 12.860 14.600 + 1740 113,53 2 Lợi nhuận (L) Trđ 2982,75 3558,4 +575,65 119,30
3 Tổng số lao động Người 22 27 +5 122,73
Tổng số lao động trực tiếp Người 20 25 + 5 125 4 Tổng quỹ tiền lương (P) Trđ 1.668 2.362 + 694 141,61
5
Năng suất lao động bình
quân Trđ 584,55 540,74 - 43,81 92,51
Năng suất lao động bình
quân trực tiếp Trđ 643 584 - 59 90,82
6
Lợi nhuận bình quân Trđ 135,58 131,79 - 3,79 97,20 Lợi nhuận bình quân trực
tiếp Trđ 149,14 142,34 - 6,8 95,44
7
Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương:
- 7,71 6,18 - 1,53 -
- 1,79 1,51 - 0.28 -
Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên ta thấy, số lao động năm 2014 tăng lên 5 người so với năm 2013, tương ứng tăng là 22,73%. Thêm nữa, số lao động tăng lên đều là lao động trực tiếp nên cho thấy nhu cầu sử dụng lao động trong các bộ phận lao động trực tiếp tại Công ty đã tăng lên.
Năm 2014, năng suất lao động bình quân giảm so với năm 2013 là 43,81 triệu đồng, tương ứng giảm 7,49%; Năng suất lao động bình quân trực tiếp năm 2014 cũng giảm đi so với năm 2013 là 59 triệu đồng, tương ứng giảm 9,18%. Năng suất lao động bình quân và năng suất lao động bình quân trực tiếp giảm đi là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của lao động.
Lợi nhuận bình qn tại Cơng ty năm 2014 so với năm 2013 giảm 3,79 triệu đồng/người, tương ứng giảm 2,8%. Lợi nhuận bình qn trực tiếp tại Cơng ty năm 2014 so với năm 2013 giảm 6,8 triệu đồng/người, tương ứng giảm 4,56%. Lợi nhuận bình quân giảm là do tốc độ tăng của số nhân viên cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, lợi nhuận bình quân trực tiếp giảm là do tốc độ tăng của số nhân viên trực tiếp cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận vì thế mà doanh nghiệp cần phải có những chính sách mới phù hợp hơn với số lượng nhân viên hiện nay.
Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương tại Cơng ty năm 2014 so với năm 2013 giảm như sau: theo chỉ tiêu doanh thu, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm đi 1,53 lần;
Theo chỉ tiêu lợi nhuận, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm đi 0,28 lần. Qua đó, Cơng ty cần phải cố gắng thêm để đạt hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương cao hơn.