Dự báo theo kịch bản các yếu tố tác động

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất tại tỉnh bến tre (Trang 56)

Kịch bản (KB)

KB 1 KB2

1 Tỉ lệ phụ thuộc hộ gia đình -4,177 0,8 0,67

2 Khả năng đầu tư sản xuất kinh doanh

0 1

2,088

P(Y/Xi) 38,23 % 89, 58 %

Theo bảng 14, theo kịch bản 1, nếu một hộ có tỉ lệ phụ thuộc là 80%, hộ sử dụng tiền đền bù không để đầu tư sản xuất kinh doanh thì khả năng hộ này tăng thu nhập là 38,23 %.

Theo bảng 14, theo kịch bản 2, nếu một hộ có tỉ lệ phụ thuộc là 67%, hộ sử dụng tiền đền bù để đầu tư sản xuất kinh doanh thì khả năng hộ này tăng thu nhập là 89,

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế của người dân tại hai khu công nghiệp An Hiệp và Giao Long tỉnh Bến Tre, rút ra một số kết luận sau:

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp phục vụ q trình đơ thị hóa trên địa bàn bắt đầu diễn ra nhanh từ năm 2005 đặc biệt trong giai đoạn 2009 - 2013. Tình trạng thu hồi dồn dập với diện tích khá lớn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hộ dân. Đặc biệt số hộ bị thu hồi 100% diện tích đất nơng nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số hộ bị thu hồi đất. Từ thực tiễn tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến thu nhập, việc làm và điều kiện sống của người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi trên địa bàn cho thấy: Xét một cách nghiêm túc, việc thu hồi đất nông nghiệp, tiến hành bồi thường, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập, điều kiện sống cho người dân thuộc diện mất đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều thời điểm chưa tốt như: Sự thiếu đồng bộ, thiếu rõ ràng, trong các chủ trương, chính sách; thiếu sự phối hợp về quy hoạch, kế hoạch với vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi, chưa gắn việc chuyển dịch cơ cấu đất đai với cơ cấu lao động. Hầu hết các hộ đều trả lời rằng họ phải tự đi tìm việc làm mới sau khi bị thu hồi đất, chứ không thể dựa vào sự h trợ của địa phương hay chủ dự án đầu tư. Như vậy, vấn đề lao động và điều kiện sống của người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi trong những năm tới vẫn là vấn đề nóng bỏng. Nếu khơng có giải pháp đồng bộ mang tính khả thi để giải quyết nó thì vấn đề ổn định và phát triển đối với nhân dân tỉnh sẽ hết sức khó khăn.

Theo kết quả điều tra có tới 49,33% số hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất. Nguồn thu nhập của những hộ này chủ yếu từ các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, làm dịch vụ. Tuy thu nhập của họ có cao hơn trước nhưng tăng khơng đáng kể so với thu nhập trước khi bị thu hồi đất chỉ đủ để phục vụ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Trong thành phần nguồn thu nhập của các hộ gia đình thì thu

nhập từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp bị giảm đi đáng kể trong tổng thu nhập của người dân. Thu nhập của họ giờ chủ yếu từ các hoạt động phi nơng nghiệp. Nhìn chung là khi mất đất nơng nghiệp thì đời sống kinh tế của của người dân bị mất đất cũng không ổn định hơn so với trước khi bị thu hồi đất là mấy.

Mặc dầu quá trình thu hồi đất của bà con nông dân đã được tiến hành nhiều năm qua nhưng đời sống người dân vùng bị thu hồi đất đa phần vẫn còn rất bấp bênh. Vấn đề việc làm, thu nhập đang là vấn đề nan giải của người dân nơi đây. Hầu hết thu nhập của các hộ điều tra đều giảm so với trước kia ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như chi tiêu hiện tại của hộ. Bên cạnh đó, chính sách đền bù tái định cư của Nhà nước còn nhiều bất cập, hiện tượng quy hoạch treo vẫn còn tồn tại trong khi rất nhiều hộ nông dân đang sống trong tình trạng thất nghiệp, chưa có nhiều chính sách hướng nghiệp cũng như h trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất từ chính phủ và các doanh nghiệp.

Sau khi thu hồi đất nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất của các hộ dân gia tăng nhưng sự ra tăng này chỉ mang tính tạm thời khơng lâu dài, bởi vì nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên chỉ ở mức hạn chế nên việc duy trì nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất mang tính rủi ro cao và phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi chế độ chính sách h trợ của chính quyền và sự thay đổi nội lực của người nơng dân về trình độ học vấn hoặc phải trông chờ vào thế hệ tiếp theo. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất nơng nghiệp phục vụ dự án xây dựng khu cơng nghiệp cịn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân như vấn đề ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Điều này không những gây nên sự bất ổn cho xã hội mà cịn có tác động không nhỏ đến suy nghĩ, niềm tin của những người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi.

5.2 Đề xuất giải pháp chính sách

Nghiên cứu rút ra một số kết luận chính tại vùng khảo sát: Quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ làm thu nhập của hộ tăng; tỉ lệ phụ thuộc có ý nghĩa làm giảm nguồn thu nhập. Các yếu tố này đều có ý nghĩa về mặt thống kê mơ tả và nhất quán với các giải thích sự thay đổi thu nhập hộ dân bằng mơ hình hồi quy binary

logit. Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu và tiếp cận các chính sách tại chính quyền địa phương và ý kiến người dân về gốc độ kinh tế, nghiên cứu dựa trên tầm quan trọng của các yếu tố để thảo luận để đề xuất những chính sách ngắn hạn, dài hạn hay với hy vọng sẽ góp phần giúp cho các nhà làm chính sách và thực thi chính sách tại địa phương có thể áp dụng chính sách tại địa phương có thể áp dụng để triển khai trong việc ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho hộ dân sau khi chuyển sang mơi trường sống mới, các hàm ý chính sách như sau:

Khuyến khích phát triển các mơ hình kinh tế nhỏ và vừa; phát triển các làng nghề để thu hút nguồn vốn của các gia đình nơng dân được đền bù khi thu hồi đất vào đầu tư tổ chức sản xuất, thu hút lao động, ổn định lâu dài đời sống của hộ, tránh tình trạng phổ biến hiện nay là người dân bị thu hồi đất nhận được ít tiền đền bù giải phóng mặt bằng sẽ xây nhà, mua sắm xe máy và đồ dùng đắt tiền. Các tiện nghi đó rất cần cho cuộc sống, song khơng có việc làm, khơng có nguồn thu nhập thường xun thì họ sẽ trở thành tầng lớp dân nghèo "ở nhà tầng, đi xe máy". Như vậy, khuyến khích người dân bị thu hồi đất nông nghiệp đầu tư vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là giải pháp cơ bản về việc làm và ổn định đời sống lâu dài cho nông dân.

Bằng việc đổi mới cơ chế quản lý và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm của các chủ dự án các khu đô thị, khu cơng nghiệp phải có trách nhiệm sử dụng lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi đất nông nghiệp gây ra. Các dự án phải có trách nhiệm thu hút lao động nông nghiệp mất việc làm do thu hồi đất vào các vị trí trong cơ quan, doanh nghiệp khơng địi hỏi trình độ chun mơn, nghiệp vụ và phải h trợ kinh phí đào tạo nghề để họ có thể tiếp cận với yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích về vật chất, tinh thần đối với các cơ quan, doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động trên địa bàn.

Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nơng nghiệp khơng có việc làm khi bị thu hồi đất nơng nghiệp, nhất là lao động còn trẻ dưới 35 tuổi, để họ tiếp cận được với các ngành nghề, chuyên môn, nghiệp vụ do các cơ quan, doanh nghiệp yêu cầu. Đào

tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống dân cư, để các tổ chức kinh tế cá thể, tiểu chủ có thể tự sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và ổn định đời sống.

Tập trung xây dựng và nhân rộng mơ hình xóa nghèo bền vững. Việc đầu tư xây dựng các mơ hình giảm nghèo ln được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm thực hiện, từ đó, góp phần giảm nghèo, hạn chế tái nghèo. Tuy nhiên, sản ph m làm ra từ các mơ hình giảm nghèo giá thành khơng cao thường bị thương lái ép giá. Vì vậy, các ngành, các cấp liên kết tìm đầu ra ổn định cho người dân, xây dựng thương hiệu cho các mơ hình và giúp các hộ nghèo hình thành những Tổ hợp tác sản xuất.

Nhà nước cần có chính sách h trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, vốn vay với lãi suất ưu đãi và thị trường sản ph m để các hộ bị thu hồi đất có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, tự giải quyết việc làm. Lao động phổ thông trên địa bàn thường là lao động có trình độ thấp, cơng việc làm khơng ổn định, lương thấp. Khi được bố trí vào các khu tái định cư thì khơng thể làm cơng việc cũ vì điều kiện đi lại khó khăn, chi phí đi lại q cao nhưng lại khơng có khả năng kiếm việc ở nơi khác. Vì vậy đối với những lao động này cần có những biện pháp cụ thể lâu dài như: tổ chức hướng nghiệp, mở những lớp đào tạo nghề vừa học nghề vừa học văn hoá tại ch nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trên địa bàn. Còn những lao động khơng có trình độ, qua độ tuổi vừa học vừa làm thì có thể thương lượng với các cơ sở lao động nhận họ vào làm những cơng việc ít địi hỏi trình độ như: bảo vệ, giữ xe, tạp vụ, một số nghề nghiệp khác và học hỏi thêm ngay tại các cơ sở này. Tuy nhiên, khơng thể một lúc có thể giải quyết hết số lao động này, vì vậy cần có những định hướng xa hơn như mở trường đào tạo nghề và có những h trợ về giáo dục để tạo nên đội ngũ lao động kế thừa có trình độ.

Nhà nước cũng cần quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tuyển dụng lao động nông nghiệp, tham gia chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải sớm có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ, tránh chồng chéo, vì hầu hết quy

hoạch đã được phê duyệt trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực và chưa được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm, thu nhập. Sở dĩ cần có sự thay đổi này là vì, hiện nay quan niệm của người nông dân về việc làm rất máy móc, tính hiệu quả của công việc chưa được quan tâm đúng mức. Họ chưa hiểu rằng, việc làm không đơn thuần là tạo ra các sản ph m hiện vật thiết yếu phục vụ trực tiếp các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ, mà việc làm phải được lượng hoá thành thu nhập về mặt giá trị, phải được tính tốn trên cơ sở hiệu quả kinh tế có hoạch tốn đầu vào, đầu ra và lấy nhu cầu xã hội làm đối tượng hướng tới, nghĩa là người nông dân phải thấy được việc làm của họ là nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội đang được phản ánh thông qua thị trường và thơng qua việc làm đó, họ có được thu nhập chính đáng và xứng đáng đối với phần cơng sức họ đã bỏ ra.

Để cải thiện nếp nghĩ của người nơng dân, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao trình độ dân trí thơng qua các phương tiện truyền thơng, các chương trình phổ cập giáo dục quốc gia, cần thiết phải tổ chức thường xuyên, liên tục các chương trình tập huấn cả về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp, đồng thời với những chương trình tư vấn các mơ hình, phương thức phát triển kinh tế và h trợ các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức kinh tế ứng dụng cơ bản.

Một bộ phận khá lớn dân cư sau khi nhận được số tiền khá lớn từ đền bù giải toả đã không định hướng sử dụng nguồn vốn có được một cách hợp lý tạo nên sự lãng phí và chỉ trong một thời gian ngắn thì tiền đền bù cũng cạn sạch mà vẫn khơng có một việc làm tốt, có nguy cơ phát sinh những tệ nạn mới nhàn cư bất khả thiện là gánh nặng cho xã hội. Như vậy, tỉnh cần có những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng vốn, đặc biệt là hướng dẫn đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc cách thức gửi tiết kiệm sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể nhằm ổn định đời sống về lâu dài.

Quyết định sản xuất kinh doanh từ số tiền đền bù giải thích mạnh cho sự thay đổi thu nhập, do đó cần thực hiện các chính sách như sau:

(i) Ưu đãi vốn cho hộ có phương thức sản xuất hiệu quả, không nên cấp vốn đại trà theo kiểu bình quân.

(ii) Nên chia chương trình h trợ thành từng nhóm hộ cụ thể, tập trung cho những hộ có khả năng cải thiện thu nhập để thốt nghèo. Khơng nên áp dụng cấp vốn đồng bộ cho tất cả các hộ vì với số tiền cấp ít thì sẽ rất khó cho các hộ khi làm sản xuất kinh doanh, phải lựa chọn giữa hiệu quả đồng vốn cấp và chính sách xóa nghèo.

Tỉ lệ phụ thuộc có thể khơng chỉ có tác động làm giảm thu nhập bình quân chung của hộ mà còn làm giảm cả thời gian làm việc hay cơ hội kinh tế. Tác động của trình độ học vấn của các lao động chính rất quan trọng góp phần tăng thu nhập cho hộ trực tiếp và gián tiếp. Chính quyền địa phương kết hợp với trung tâm giáo dục và dạy nghề mở các lớp học cho chủ hộ và người dân về văn hóa và phổ thơng, cũng như đào tạo nghề góp phần nâng cao nhận thức, đủ trình độ để vào làm các khu cơng nghiệp, nhận thức, thích nghi cuộc sống mới từ đó nâng cao cơ hội kinh tế.

Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014). Báo cáo hội nghị tổng kết năm và phương hướng nhiệm vụ.

2. Ban Tuyên giáo tỉnh Bến Tre, 2013. Đề án Công tác tư tưởng đối với việc tuyên tuyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

3. Đinh Phi Hổ, 2014. Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ .TP.HCM: Nxb. Phương Đơng.

4. Đồn Thị C m Vân, Lê Long Hậu và Vương Quốc Duy, 2010. Đề tài: Vai trò của các hoạt động phi nông nghiệp đối với việc xóa đói giảm nghèo ở Trà Vinh , Trường Đại học Cần Thơ.

5. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cẩm nang về tái định cư – hướng dẫn

thực hành.

6. Nguyễn Hoàng Bảo (2013), Các bài giảng môn phát triển kinh tế vùng và địa

phương.

7. Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Minh Tuấn, 2013. Nghiên cứu khoa học Sự thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất ở khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai , Phát triển kinh tế , số 276S, tháng 10/2013.

8. Nguyễn Thị Thuận An, 2012. Luận văn Thạc sĩ đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất tại tỉnh bến tre (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w