Huyện Lãnh đạo
3.1.3.2. Nguyên nhân khách quan
a). Do chế độ, chính sách thay đổi:
Một số chủ trương, chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến qùn, lợi ích của cơng dân có sự thay đổi (như chính sách về giá đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách về cấp đất dịch vụ, chính sách về hỗ trợ tái định cư...), song công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa được sâu rộng để dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó.
Do việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của một bộ phận dân cư, những người đã gắn bó nhiều thế hệ với sản xuất nơng nghiệp. Trong khi đó, chính sách đào tạo
nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm chưa được thực hiện kịp thời và phù hợp với thực tiễn, gây bức xúc trong một bộ phận nhân dân, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện đơng người, kéo dài, khó giải quyết.
Địa bàn huyện là địa bàn giáp ranh với thủ đô Hà Nội nên giá đền bù khi thu hồi đất có sự chênh lệch rất lớn giữa Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, đã xảy ra xung đột về lợi ích của cơng dân, do đó dẫn đến tình trạng đơn, thư khiếu kiện nhiều.
b) Bất cập, vướng mắc của pháp luật về khiếu nại:
Thứ nhất, về thời hiệu khiếu nại: Điều 9 Luật Khiếu nại quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trong khi đó, Điều 104 Luật Tố tụng hành chính quy định thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính là 01 năm. Điều này gây khó khăn cho cơng tác thi hành quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng.
Thứ hai, về quyền của người khiếu nại, của luật sư, trợ giúp viên pháp lý: Tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại quy định: “Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước”. Điểm d Khoản 1 Điều 16 của Luật cũng quy định Luật sư, trợ giúp viên pháp lý có quyền: “Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại. Trên thực tế có những vụ việc khiếu nại mà tài liệu, chứng cứ thu thập được từ nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương lên đến hàng ngàn trang thì việc cung cấp cho người khiếu nại, luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý khi họ yêu cầu cần có thời gian và kinh phí nhưng chưa có quy định hướng dẫn. Hơn nữa cũng chưa có hướng dẫn cách thức để thực hiện quyền sao chụp tài liệu như thế nào, chẳng hạn như một người được thực hiện quyền sao chụp bao nhiêu lần, có phải trả phí sao chụp hay khơng?...
Thứ ba, về tổ chức đối thoại: Khoản 2 Điều 30 Luật Khiếu nại quy định: “Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết
thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại”. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã là người giải quyết khiếu nại lần đầu đồng thời là người bị khiếu nại thì quy định này là khơng phù hợp vì khơng thể người giải quyết khiếu nại thơng báo bằng văn bản cho chính bản thân mình là người bị khiếu nại. Hơn nữa, trong trường hợp này ý nghĩa của việc tổ chức đối thoại cũng khó mà đảm bảo khi người chủ trì cuộc đối thoại cũng là một bên của cuộc đối thoại.
Thứ tư, về vấn đề đình chỉ giải quyết khiếu nại: Luật Khiếu nại chỉ quy định duy nhất trường hợp đình chỉ việc giải quyết khiếu nại khi người khiếu nại có đơn rút khiếu nại. Tuy nhiên, thực tế còn phát sinh các trường hợp khách quan khác cần tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết khiếu nại như: người khiếu nại là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ chưa được hoặc không được thừa kế; cơ quan, tổ chức cá nhân đã giải thể mà chưa có hoặc khơng có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tham gia vụ việc khiếu nại; người khiếu nại đã được triệu tập đến lần thứ ba mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng; người khiếu nại có hành vi cản trở, trốn tránh cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xác minh; người khiếu nại mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; đã hết thời hiệu giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không thể có mặt theo u cầu vì lý do chính đáng…
Thứ năm, về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: Mục 4 Chương III Luật Khiếu nại và Chương IV Nghị định số 75/2012/NĐ-CP đã có quy định về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng cịn thiếu các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính khả thi của việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại không cao.
Thứ sáu, về vấn đề xử lý hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại: Việc xử lý hành vi vi phạm các quy định pháp luật về khiếu nại theo quy định tại Điều 68 Luật Khiếu nại còn gặp nhiều khó khăn. Pháp luật hiện nay cịn thiếu các quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại. Vì vậy, các cơ quan cịn lúng túng, khó khăn khi xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về khiếu nại.
c) Bất cập, vướng mắc của pháp luật về tố cáo
Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết tố cáo: Khoản 1 Điều 12 Luật Tố cáo quy định “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức đó giải quyết”. Tuy nhiên, thực tế với nhiều vụ việc cụ thể,
việc áp dụng xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định cịn chưa thống nhất, cịn có những vướng mắc do xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo tại thời điểm tố cáo hay tại thời điểm người bị tố cáo thực hiện hành vi bị tố cáo. Cụ thể như xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo trong các cán bộ, công chức đã về hưu nhưng bị tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật lúc đương nhiệm; hoặc trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức tại thời điểm cán bộ, cơng chức đó giữ chức vụ thấp nhưng tại thời điểm tố cáo, cán bộ, cơng chức này đã giữ chức vụ cao hơn, ví dụ như người bị tố cáo là công chức tư pháp - hộ tịch đã được bổ nhiệm lên Phó Chủ tịch hoặc Chủ tịch UBND cấp xã thì người có thẩm qùn giải quyết tố cáo là Chủ tịch UBND cấp xã hay là Chủ tịch UBND cấp huyện.
Thứ hai, về thời hiệu tố cáo: Thực tế hiện nay có nhiều tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật đã diễn ra từ lâu, khơng cịn tính nguy hiểm cho xã hội nhưng cơ quan nhà nước vẫn thụ lý và xem xét, giải quyết. Điều này gây tốn kém, lãng phí trong q trình giải quyết tố cáo. Pháp luật hiện hành không quy định về thời hiệu tố cáo hành chính.
Thứ ba, về bảo vệ người tố cáo: Việc bảo vệ người tố cáo đã được Luật Tố cáo và Nghị định số 76/20012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo quy định. Tuy nhiên, quy định “khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm...” cịn rất chung chung, khó xác định ở chỗ những biểu hiện nào, hành vi nào thì được coi là có căn cứ. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc bảo vệ người tố cáo cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các quy định về bảo vệ người tố cáo chưa thật sự đi vào cuộc sống, chưa thật sự tạo nên thiết chế khiến người tố cáo yên tâm, dẫn đến vẫn còn tố cáo nặc danh, mạo danh nhiều.
Thứ tư, về tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ: Pháp luật tố cáo không quy định cụ thể đối với xử lý đơn tố cáo khơng rõ họ tên, địa chỉ, nếu như đơn có nội dung rõ ràng, người tố cáo đã cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu hoặc các bằng chứng khác được kiểm chứng xác thực thì cơ quan có thẩm qùn có thể thụ lý để giải quyết nhằm bảo vệ lợi ích cơng bằng và đáp ứng u cầu phịng chống các hành vi vi phạm pháp luật. Trên thực tế nhiều vụ việc tố cáo khơng rõ họ, tên địa chỉ, bút tích của người tố cáo vẫn được một số cơ quan xem xét, giải quyết hoặc một số trường hợp thì khơng xem xét. Thực tiễn trên gây ra sự thiếu thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Thứ năm, về khen thưởng người tố cáo: Luật Tố cáo cũng đã quy định về khen thưởng người tố cáo nhưng mức khen thưởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo cũng cịn chưa tương xứng với cơng sức, trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu để phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt mức khen thưởng đối với tố cáo hành vi tham nhũng được quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT- BNV-TTCP ngày 6/5/2011 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ.
Thứ sáu, về vấn đề xử lý hành vi vi phạm pháp luật tố cáo: Việc xử lý hành vi vi phạm các quy định pháp luật về tố cáo theo quy định tại Điều 46, 47 và Điều 48 Luật Tố cáo cịn gặp nhiều khó khăn. Pháp luật hiện nay cịn thiếu các quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực tố cáo. Vì vậy, các cơ quan cịn lúng túng, khó khăn khi xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về tố cáo.