Huyện Lãnh đạo
3.2.2.2- Đối với cấp xã,Thị Trấn:
Thực tiễn cũng cho thấy nếu vụ việc xảy ra mà cấp cơ sở kịp thời xem xét và giải quyết đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình thì người dân đồng tình chấp thuận và chấm dứt khiếu nại ngay từ cơ sở. Nếu cấp cơ sở không giải quyết hoặc giải quyết khơng đúng thì người dân sẽ khiếu nại lên cấp trên, sự việc sẽ trở lên căng thẳng, phức tạp và khó giải quyết.
Để hạn chế đến mức thấp nhất những khiếu kiện, Uỷ ban nhân dân các xã, phải làm tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của công dân đồng thời khơng ngừng tìm hiểu tâm tư, ngụn vọng của dân, thực hiện tốt cơng tác dân vận, có như vậy mới thực sự gần dân, làm cho nhân dân tin tưởng.
Khi có khiếu nại, tố cáo phát sinh, Uỷ ban nhân dân xã, phải giải quyết kịp thời, đúng pháp luật ngay từ cơ sở sẽ sớm chấm dứt vụ việc, ngược lại nếu không giải quyết ngay, hoặc giải quyết khơng đúng thì vụ việc sẽ trở lên phức tạp, sẽ tiếp tục KNTC lên cấp trên hoặc phát sinh thành điểm nóng, gây mất ổn định, ảnh hưởng xấu đến sự đoàn kết của cộng đồng dân cư, thiệt hại về tính mạng, tài sản, danh dự, uy tín… của cơng dân và Nhà nước. Chính vì vậy mà UBND các xã, Thị Trấn cần hết sức coi trọng và làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Ngoài ra, thực hiện tốt cơng tác này còn giúp các cơ quan Nhà nước kịp thời phát hiện những sai lầm, hạn chế trong hoạt động của mình để uốn nắn, sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, để hạn chế những khiếu kiện, cấp cơ sở cũng cần thường xuyên kiểm tra, xem xét những hoạt động quản lý của mình. Chính vì những lẽ đó, Khoản 3, Điều 5 của Luật Khiếu nại đã quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại”.