Nội dung cơ bản trong công tác quản lý nhà nước về đất đa

Một phần của tài liệu Thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai tại UBND xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 30)

8 Quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

2.3. Nội dung cơ bản trong công tác quản lý nhà nước về đất đa

Những nội dung cơ bản trong công tác quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại điều 22 Luật Đất đai 2013 cụ thể như sau:

“ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó”: Căn cứ Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định của Chính phủ thi hành Luật Đất đai để cụ thể hóa bằng văn bản pháp luật về đât đai trên địa bàn xã, đồng thời để tăng cường công tác quản lý đất đai, tháo gỡ các vướng mắc khó khăn trong q trình thực hiện.

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Quyết định của nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điểu chỉnh địa giới hành chính, sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính, đặc điểm đặc trưng trên đường địa giới; Bản đồ địa giới hành chính là tài liệu rất quan trọng trong hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới hành chính thể hiện mốc địa giới, các yếu tố địa hình, địa vật liên quan đến mốc địa giới hành chính.

Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. Muốn quản lý đất đai tốt cần thực hiện tốt công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính đây là việc hết sức quan trọng; điều tra, khảo sát, đo đạc mới thể hiện được hình dạng, kích thước, vị trí thửa đất; bản đồ cịn là cơ sở để giải quyết tranh chấp sau nay; công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính cịn giúp địa phương lập quy hoạch, kế hoạch phân bổ và sử dụng đất đai hợp lý.

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Trên địa bàn đã thực việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng từng loại đất, quy hoạch các vùng sản xuất phù hợp địa phương.

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Đây là việc hết sức quan trọng trong công tác quản nhà nước về đất đai, nó phản ánh cụ thể, thực chất chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai. Việc giao đất, cho thuê đất cần tuân thủ: Dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phải đúng đối tượng và phải có nhu cầu sử dụng đúng mục đích; nhu cầu sử dụng đất phải được thể hiện trong hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và trong thiết kế được cấp có thẩm quyền duyệt; phải có đơn xin giao đất, thuê đất. Việc giao đất, cho thuê đất thuộc cấp huyện, cấp xã thực hiện theo những quyết định của cấp có thẩm quyền đã được phê duyệt. Thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ln được xác định là việc chấp hành các chính sách về đất đai của nhà nước.

Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất: Trong công tác quản lý đất đai, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất cần tuân thủ theo những quy định của pháp luật

Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Hiện nay việc quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần tuân thủ theo quy định của Nhà nước, cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp xã tiếp nhận hồ sơ của người dân gửi cấp có thẩm quyền duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gằn liền với đất khác.

Thống kê, kiểm kê đất đai: nhằm nắm bắt được nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác nhau, kết quả của thống kê, kiểm kê đất đai là căn cứ để đánh giá hiện trạnh sử dụng đất, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, số liệu thống kê là tài liệu quan trọng trong công tác quản lý nhà nước hoạt đông kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh …

Xây dựng hệ thống thơng tin đất đai: Trong thời kỳ Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa, trong thời kỳ cơng nghiệp 4.0 hệ thống thông tin hết sức quan trọng đặt biệt trong việc việc quản lý đất đai, là công cụ quản lý dữ liệu minh bạch, khách quan, hệ thống thông tin đảm bảo kết nối liên thông, giúp cải thiện được thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.

Quản lý, tài chính về đất đai và giá đất: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Trong quá trình phát triển đất đai trở thành hàng hóa, một thứ hàng hóa đặc biệt, cịn người đã xác lập quyền sở hữu đất đai, đất được mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế … hàng hóa thì được giao thương trên thị trường. Hay nói cách khác đất đai được tham gia vào nền kinh tế sản xuất hàng hóa dưới dự quản lý của nhà nước, tham gia vào thị trường bất động sản. Giá đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như; Thị trường, tâm lý, kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên và pháp luật … Giá đất được quy định cho từng vị trí trong tùng thời gian , mỗi địa phương, vùng có sự chênh lệch vế giá đất khác nhau.

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Trong quá trình quản lý, giám sát việc thực hiện quyền của người sử dụng đất (Điều 166, Luật Đất đai 2013): được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở trên đất và tài sản khác gắn liền với đất khác, hưởng các sản phẩm, thành quả, đầu tư trên đất, được hưởng, được đảm bảo các quyền lợi khác khi nhà nước thu hồi, được nhà nước hướng dẫn, cải tạo dinh dưỡng cho đất, được khiếu kiện, tố cáo, khởi kiện những hành vi gây ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất của mình. Việc quản lý, giám sát nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 70, Luật Đất đai 2013): Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đấtvà chiều cao trên khơng, bảo vệ các cơng trình trong đất và tn thủ các quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện kê khai đăng ký đất đai, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Thông qua kiểm tra, thanh tra, giám sát để phát hiện những sai phạm trong việc quản lý đất đai và phát hiện ra những bất cập trong công tác quản lý đất đai để có chính sách phù hợp, kịp thời xử lý và điều chỉnh.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai: Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai hết sức quan trọng, giúp người dân nắm bắt được những liên quan sát thực đến người dân, Luật Đất đai quy định cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp về đất đai: giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai hết sức quan trọng, giải quyết khơng được dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây mất an ninh trật tự địa phương, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bất đồng, mâu thuẫn giữa người sử dụng đất, nhằm tìm ra những phương án giải quyết đúng đắn nhất trên cơ sở của pháp luật. Giải quyết dựa trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và các quy định của Luật Đất đai để giải quyết, xử lý một cách công bằng; trên nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, xử lý giải quyết công khai, dân chủ, khách quan hợp lòng dân.

Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai: Tư vấn về giá đất, tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị quy nhất được cung cấp thơng tin có giá trị pháp lý về thửa đất và người sử dụng đất; quản lý hoạt động các dịch vụ về đất đai là việc quản lý của nhà nước về các hoạt động giới thiệu người có nhu cầu chuyển quyền sử dụng hoặc nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất giới thiều địa điểm đầu tư, cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất …

Một phần của tài liệu Thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai tại UBND xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w