Đánh giá hoạt động chứng thực của UBND xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về chứng thực - thực tiễn áp dụng tại UBND xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 33 - 35)

huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Kết quả đạt được Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới, phát triển đất nước, hoạt động chứng thực ở Xã Thường Thắng đã và đang có những thay đổi. Hoạt động chứng thực đang được hình thành và ngày càng hồn thiện, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở chấp hành các

chứng thực, UBND Xã Thường Thắng đã xây dựng, từng bước hoàn thiện thể chế và tiếp tục chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác chứng thực, tổ chức thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký... Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật về pháp luật chứng thực, văn bản pháp luật khác liên quan chứng thực được quan tâm. Để pháp luật về chứng thực được tuyên truyền, phổ biến với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, với nhiều hình thức tuyên truyền theo chiều rộng, lẫn chiều sâu, nội dung cần truyền tải đến được với người dân, UBND Xã Thường Thắng đã chỉ đạo bộ phận Tư pháp với vai trò tham mưu trực tiếp nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác chứng thực, đã chủ động triển khai thực hiện. cụ thể, về kết quả tuyên truyền Nghị định 75/2000/NĐ- CP và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, Nghị định 04/2012, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT.26 Về tổ chức bộ máy làm công tác quản lý và thực hiện chứng thực ngày càng được kiện tồn. UBND Xã Thường Thắng bố trí 02 cán bộ Tư pháp - Hộ tịch và 01 cán bộ văn phòng - Thống kê trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa của UBND xã và trình lãnh đạo ký chứng thực.Mặt khác, hoạt động chứng thực đã góp phần đáng kể vào đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng thực, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chứng thực trên địa bàn xã.Qua bốn năm thực hiện kết quả cụ thể như sau:Trong năm 2015 đã có 14 trường hợp chứng thực chuyển nhượng quyền sử dụng đất; 5 trường hợp chứng thực tặng cho quyền sử dụng đất, 2 trường hợp chứng thực di chúc, có 1.253 lưu chứng thực bản sao từ bản chính và 0 trường hợp chứng thực chữ ký.Năm 2016 có 22 trường hợp chứng thực chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 8 trường hợp chứng thực tặng cho quyền sử dụng đất, có 1.315 lượt chứng thực bản sao từ bản chính và 3 trường hợp chứng thực chữ ký. Năm 2017 có 17 trường hợp chứng thực chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 7 trường hợp chứng thực tặng cho quyền sử dụng đất, 02 trường hợp chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế, 13 trường hợp chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản, 1.214 lượt chứng thực bản sao từ bản chính và 2 trường hợp chứng thực chữ ký.Năm 2018 có 19 trường hợp chứng thực chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 11 trường hợp chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản, 3 trường

hợp chứng thực tặng cho quyền sử dụng đất, có 1730 lượt chứng thực bản sao từ bản chính.

* Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về chứng thực - thực tiễn áp dụng tại UBND xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 33 - 35)