Tình hình xử lý chất thải tại các cơ sở chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải tại một số trang trại chăn nuôi lợn đến môi trường nước mặt trên địa bàn xã Bắc Lý huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 26)

- Qua thu thập thông tin và tổng hợp báo cáo của UBND xã có khoảng 80% cơ sở chăn ni có xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải; trong đó có 35% cơ sở kết hợp nhiều phương pháp như vừa xử lý qua biogas, sau đó tới bể lắng hoặc ao rồi thải ra môi trường, chủ yếu được áp dụng tại các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại. Tuy nhiên, mục đích chính của bể biogas là thu khí, do vậy nước thải chỉ được xử lý bằng bể biogas vẫn cịn nhiều chất gây ơ nhiễm mơi trường cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.

- Qua kiểm tra tại một số hộ gia đình chăn ni tại các thơn Lý Viên, Tân Hưng… đối với các trang trại, hộ chăn nuôi đã xây dựng biogas để xử lý thì có đến 90% các cơ sở đều xây dựng bể biogas có cơng suất nhỏ hơn so với quy mô chăn nuôi, nên các bể biogas đều hoạt động q tải, khơng đủ để xử lý tồn bộ lượng thải và số chất thải được xử lý cũng không đảm bảo yêu cầu nên nước thải sau xử lý vẫn chứa hàm lượng các chất ô nhiễm khá cao, nước màu đen, mùi hơi

- Có 10% cơ sở khơng có hệ thống xử lý chất thải, hầu hết là các cơ sở chăn ni nhỏ lẻ quy mơ gia đình, phần phân thải rắn được các cơ sở thu gom vào bao bì bán lại cho các cơ sở khác có nhu cầu, nước thải từ hoạt động rửa chuồng không được xử lý, thải trực tiếp ra ngồi mơi trường, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và môi trường, đặc biệt tại khu vực thơn Đồng Giót, Đồng Cũ, Vụ Nơng…

- Hiện trạng hệ thống thu gom chất thải chăn ni

Loại hình của hệ thống thu gom chất thải lỏng (nước rửa chuồng và nước tiểu lợn) từ khu vực chuồng trại đến khu vực xử lý hay thải trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Theo kết quả thu thập được cho thấy, hầu hết các cơ sở chăn ni đã có hệ thống mương thu gom nước thải, chủ yếu được xây dựng bằng gạch láng bê tông. Mặc dù vậy, hiện trạng của các mương dẫn đang bị xuống cấp dẫn đến việc nước thải bị ngấm vào đất trong quá trình thu hồi chất thải.

Đối với một số trang trại quy mơ lớn, chủ cơ sở cịn xây dựng các bể chứa phân tạm, gần các chuồng trại chăn ni. Các cơng trình này thường được xây bằng gạch, đáy đổ bê tơng và có mái che. Các cơ sở chăn ni quy mơ nhỏ thì lượng phân lợn phát sinh thường được rửa trơi theo dịng nước trong q trình vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.

- Hiện trạng các biện pháp xử lý chất thải trong các cơ sở chăn nuôi

Hầm Biogas: Hiện nay trên địa bàn xã áp dụng 02 mơ hình bể biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi. Biện pháp dùng hầm ủ thường áp dụng đối với các trang trại có quy mơ chăn ni nhỏ lẻ, số lượng đầu lợn ít (vài trăm con). Kích thước bể biogas thường giao động từ 10 – 30m3/hầm. Hình thức xử lý thứ hai là sử dụng bể biogas dạng bạt (sử dụng tấm bạt chống thấm phủ kín lên một diện tích chứa chất thải) được áp dụng đa số với các trang trại có quy mơ chăn ni lớn (từ vài trăm đến hàng nghìn con).

Ao chứa chất thải thải: Biện pháp này tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi lợn và đặc điểm diện tích của trang trại. Đối với các trang trại quy mơ nhỏ, khơng có bể biogas, chất thải chăn nuôi được thải trực tiếp xuống ao. Tại một số trang trại quy mô lớn, ao chứa thường là nơi tiếp nhận nước thải sau quá trình xử lý biogas và thường được để tận dụng nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải tại một số trang trại chăn nuôi lợn đến môi trường nước mặt trên địa bàn xã Bắc Lý huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w