tới chất lượng kênh 3
Sự thay đổi chất lượng nước kênh 3 liên quan đến việc tiếp nhận nước thải chăn ni. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước đã có sự thay đổi rõ rệt tại các vị trí nhận thải so với điểm nền.
Nồng độ chất hữu cơ trong nước đo đạc tại các vị trí có xu hướng gia tăng. So với mẫu nền, nồng độ COD tại điểm sau nhận thải khu B và khu D đã tăng lên 3-3,7 lần và vượt quá giá trị cho phép của QCVN 08 1,5-1,8 lần. Tương tự như vậy, nồng độ BOD5 tại các vị trí sau nhận thải cũng tăng so với mẫu nền và vượt QC từ 2,3-2,8 lần, cho thấy đang có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ. Nồng độ chất rắn lơ lửng tại vị trí sau nhận thải khu B và khu D tăng lần lượt gấp 1,58 – 1,7 lần so với trước nhận thải, và cũng vượt 2,1-2,6 lần so với QCVN 08. So sánh 2 vị trí lấy mẫu nhận thải cho thấy nồng độ COD, BOD5 và TSS của vị trí nhận thải khu vực D cao hơn so với vị trí nhận thải khu vực B do khu vực này tập trung nhiều hộ chăn nuôi lợn nhất của thôn Lý Viên.
Nồng độ NO3- và DO tại các vị trí đo đạc có xu hướng giảm dần . So với điểm trước nhận thải (DO 4,25 mg/l), điểm nhận nước thải chăn ni từ khu vực B có DO giảm xuống cịn 3,95 mg/l; trong khi đó điểm cuối nguồn chịu áp lực đồng thời của khu vực B và D có DO thấp, chỉ đạt 2,83 mg/l. Việc thường xuyên tiếp nhận nước thải chăn nuôi giàu hữu cơ là nguyên nhân dẫn tới việc suy giảm nồng độ oxy trong nước kênh. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, khi thải vào môi trường nước các vi sinh vật hiếu khí phải tiêu thụ oxy hịa tan để phân hủy các hợp chất này, làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước.
Khả năng hấp thụ nito, photpho của lợn tương đối thấp nên phần lớn sẽ bài tiết ra ngồi. Do đó hàm lượng nito, photpho trong nước thải chăn nuôi tương đối cao, đây là nguyên nhân dẫn tới nồng độ dinh dưỡng trong nước kênh 3 tăng vọt so với điểm nền.Nồng độ NH4+ tại các vị trí nhận thải sau khu B (6,15 mg/l) và khu D (26,3 mg/l) tăng gấp 5,7-24,3 lần so với trước nhận thải và tăng 6,8- 29,2 lần so với QCVN 08. Tương tự, nồng độ PO43- cũng tăng so với điểm nền và vượt 2,6-21,1 lần so với QCVN 08. Đặc biệt nồng độ Coliform tăng mạnh so với điểm nền và vượt 14,6-32 lần so với QCCP. Sự gia tăng của hàm lượng coliform trong nước kênh 3 cũng cho thấy ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn tới chất
độ dinh dưỡng vượt nhiều lần so với QCVN 08 cột B1. Trong nước thải và phân thải chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, chúng có thể phát tán từ nguồn nước mặt nhận thải vào môi trường đất và nông sản do sử dụng nước kênh phục vụ cho tưới tiêu.
Rõ ràng việc tiếp nhận nước thải chăn nuôi lợn chưa qua xử lý hoặc xử lý sau Biogas không đảm bảo đang gây ra sự suy giảm chất lượng nước kênh 3. Chất lượng nước kênh tại các vị trí chịu ảnh hưởng của nguồn thải đã có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dinh dưỡng và vi sinh vật. Kết quả đánh giá cũng cho thấy bản thân chất lượng nước nền tại kênh 3 cũng khơng khơng đại diện cho thủy vực có khả năng tiếp nhận tốt (các thơng số đều xấp xỉ quy chuẩn), do vậy việc thường xuyên tiếp nhận nước thải chăn nuôi nồng độ cao và chất thải rắn chăn nuôi khiến cho kênh bị ô nhiễm, phát sinh mùi hơi thối.
Hình 4.11. Nồng độ BOD5 trong nước kênh 3
Hình 4.13. Nồng độ TSS trong nước kênh 3
Hình 4.16. Nồng độ Nitrat trong nước kênh 3
Hình 4.18. Nồng độ Coliform trong nước kênh 3