N3-3
Nồng độ chất hữu cơ tại điểm nhận thải khu A và khu C lần lượt tăng lên so với trước khi nhận thải, nồng độ BOD5 tăng so với QC cho phép từ 1,86- 2 lần. Nồng độ COD vượt 1,36-1,93 lần, TSS vượt 2,12-2,64 lần so với QCCP (cột B1), do vậy hiện nay chất lượng nước khơng đảm bảo phục vụ cho mục đích tưới tiêu.
Nồng độ PH tăng ít so với điểm nền dao động trong khoảng 7,11-7,21 và vẫn nằm trong QCCP. Nồng độ DO tại các điểm nhận thải giảm so với điểm nền cụ thể tại điểm sau nhận thải khu A đạt 3,85mg/l, điểm cuối nhận thải khu C đạt 3,35mg/l.
Nồng độ NH4+ tại các điểm tiếp nhận cũng tăng từ 3,14-21,2 lần so với điểm nền và tăng từ 1,43 – 9,68 lần so với QCCP, nồng độ nitrat tại các điểm tiếp nhận cũng tăng nhẹ so với điểm nền tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 08. Nồng độ PO43- tăng so với mẫu nền từ 1,2-6,6 lần và 2,4-7,6 lần so với ngưỡng cho phép. Nồng độ Coliform tăng mạnh từ 7,6-10,1 so với điểm nền và vượt 613-8,13 lần so với QCCP.
Hình 4.20. Nồng độ COD trong nước kênh N3-3
Hình 4.23. Nồng độ Amoni trong nước kênh N3-3
Như vậy nước kênh N3-3 cũng đã bị ảnh hưởng từ nước thải chăn nuôi lợn, so với kênh 3 thì mức độ ơ nhiễm của nước kênh N3-3 nhẹ hơn nhưng cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân nơi đây bởi chủ yếu nước dùng cho tưới tiêu đều được lấy từ những con kênh này, mặt khác đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng cả đến môi trường nước, đất và khơng khí. Theo phản ánh của người dân tại thôn Lý Viên cho biết nguồn nước mặt tại địa phương phải thường xuyên tiếp nhận một lượng chất thải chăn ni từ các trang trại, cơ sở, hộ gia đình chăn ni lợn nên nước kênh ln trong tình trạng có màu đen và bốc mùi hôi thối.