Bảng 4.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại một số cơ sở chăn ni lợn tại xã Bắc Lý huyện Hiệp Hịa.
Thông số Đơn vị Kết quả phân tích
QCVN 40:2011/BTNMT,
cột B, Cmax
BA1 BA2 BA3 B1 B2 B3 TT1 TT2 TT3 B
Nhiệt độ oC 27,5 29,7 25,7 28,6 24 25,2 23,5 26,2 27 40 pH - 7,1 7,32 6,82 6,25 6,72 6,72 6,7 6,82 7,83 5,5 – 9 BOD5 (200C) mg/l 41 47 50 289 195 65 950 835 756 54 COD mg/l 66 111 141 369 466 189 1308 1432 922 162 Sunfua mg/l 0,52 0,29 0,69 0,29 3,77 3,22 4,56 5,22 4,88 0,54 Amoni mg/l 15,5 9,8 4,09 111,4 92,1 9,7 119,8 96,1 87,2 10,8 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 96 101 112 1390 331,5 140 1345 1045 997 108 Tổng N mg/l 9,4 21,2 36,4 396,5 227,2 40,8 261,12 241,31 255,75 43,2 Tổng P mg/l 0,95 2,61 4,31 45,75 30,95 24,3 51,96 32,78 32,59 6,48 Coliform VK/100ml 5600 5000 6600 201000 159000 18100 460000 260000 127500 5.000
QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
BA1: Nước thải sau hầm Biogas và ao sinh học của cơ sở nhà ông Vũ Văn Bồi
BA2: Nước thải sau hầm Biogas của trang trại ông Đặng Văn Quyết BA3: Nước thải sau hầm Biogas của trang trại bà Đinh Thị Chung B1: Nước thải sau hầm Biogas của trang trại ông Nguyễn Văn Được B2: Nước thải sau hầm Biogas của trang trại ông Nguyễn Văn Biển. B3: Nước thải sau hầm Biogas của trang trại ông Đặng Văn Bắc. TT1: Nước thải trực tiếp của cơ sở nhà ông Nguyễn Văn Nguyên TT2: Nước thải trực tiếp của cơ sở nhà ông Đặng Văn Chỉnh TT3: Nước thải trực tiếp của cơ trại ơng Nguyễn Văn Tuấn
- Hình thức xả thải trực tiếp : Độ pH biến động trong khoảng 6,7 – 7,83 trung bình 7,11 đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B. BOD5 biến động trong khoảng 756-950mg/l, đạt trung bình 847mg/l cao gấp 15,68 lần QCVN 40:2011/BTNMT, cột B. Hàm lượng COD biến động trong khoảng từ 922-1432mg/l, đạt trung bình 1220mg/l cao gấp 7,53 lần QCVN 40:2011/BTNMT, cột B. Tương tự các thông số Sunfua trung bình đạt 14,66mg/l cao gấp 27,14 lần, Amoni trung bình đạt 101mg/l cao gấp 9,35 lần, Hàm lượng Tss trung bình đạt 1129mg/l cao gấp 10,45 lần, Tổng N trung bình đạt 252,7mg/l cao gấp 5,84 lần, Tổng P trung bình đạt 39,11mg/l cao gấp 8,73 lần, hàm lượng coliform trung bình đạt 282,5 VK/100ml cao gấp 56,5 lần quy chuần QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.
- Hình thức xử lý Biogas : Độ pH biến động trong khoảng 6,25-6,72mg/l nằm trong QCVN 40:2011/BTNMT, cột B. BOD5 biến động trong khoảng 65- 389mg/l, đạt trung bình 216mg/l cao gấp 4 lần so với quy chuẩn, hàm lượng COD biến động trong khoảng từ 189-466 mg/l, đạt trung bình 341mg/l cao gấp 2,1 lần so với quy chuẩn, tương tự các thơng số Sunfua trung bình đạt 2,43mg/l cao gấp 4,5 lần, Amoni trung bình đạt 71mg/l cao gấp 6,5 lần, hàm lượng TSS trung bình đạt 620mg/l cao gấp 5,74 lần. Hàm lượng tổng N trung bình đạt 221,5mg/l cao gấp 5,12 lần, tổng P đạt trung bình 33,6mg/l cao gấp 5,2 lần, hàm lượng Coliform trung bình đạt 29800VK/100ml cao gấp 5,96 lần so với QCVN
- Hình thức xử lý Biogas kết hợp Ao sinh học: Nhìn vào bảng 4.3. Bảng kết quả phân tích nước thải theo các hình thức xử lý trên tại một số trang trại đã cho thấy rằng đa số các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý nước thải của các hộ sử dụng hệ thống Biogas đã giảm đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi so với các hộ xả trực tiếp ra ngồi mơi trường, hệ thống xử lý bằng Biogas kết hợp ao sinh học hầu như các chỉ tiêu đều nằm trong mức cho phép của
QCVN40/BTNMT/2011.
Do đặc thù về phương pháp chăn nuôi, phương thức xả thải và quản lý môi trường hiện tại ở các cơ sở có sự khác nhau nên mức độ ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi tới chất lượng môi trường là tương đối khác nhau. Trong đó, vấn đề chung đối với nước thải đều là hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, độ đục và thành phần vi sinh vật cao. Nguyên nhân chủ yếu do:
+ Nước thải chăn nuôi không qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường; + Hiệu quả của hệ thống biogas chưa đạt được như mong đợi, do đó nước thải sau xử lý vẫn chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường tiếp nhận.
Hình 4.4. Biến động của COD trong nước thải theo các hình thức xử lý.
Hình 4.7. Biến động của Sunfua trong nước thải theo các hình thức xử lý.
Hình 4.9. Biến động của tổng N trong nước thải theo các hình thức xử lý.
Hình 4.10. Biến động của tổng N trong nước thải theo các hình thức xử lý. 4.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT CỦA CÁC KHU VỰC TIẾP NHẬN
Hai thủy vực nhận thải từ hoạt động chăn nuôi lợn tại xã Bắc Lý được nghiên cứu là kênh 3 và kênh N3-3, có mục đích sử dụng nước dành cho tưới tiêu. Kênh 3 chịu ảnh hưởng của nước thải khu vực B và D, kênh N3-3 chịu ảnh hưởng của nước thải khu vực A và C, sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt được thể hiện dưới hình 3.2. Trong đó, trên mỗi thủy vực tiến hành lấy 3 mẫu tại 3 vị trí (điểm nền, điểm giữa nguồn, điểm cuối nguồn). Ảnh hưởng được đánh giá bằng sự thay đổi chất lượng nước tại vị trí trước và sau khi nhận thải, sự thay đổi chất lượng nước cho 2 đối tượng nhận thải được trình bày cụ thể ở phần dưới đây
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực tiếp nhận nước thải. Thông số Đơn vị Kết quả phân tích