Những năm qua, thị trường lao động TPHCM phát triển, tuy có sự biến động, chuyển dịch cơ cấu lao động và tồn tại nhiều nghịch lý về cân đối và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tuy nhiên lực lượng lao động nữ thành phố có xu hướng gia tăng về lĩnh vực Giáo dục - đào tạo và việc làm. TP đã thực hiện các chính sách của nhà nước đối với lao động nữ, góp phần nâng cao đời sống, việc làm, tạo cơ hội cho chị em phấn đấu vươn lên, có nhiều đóng góp cho xã hội.
Nguồn lao động của thành phố năm 2011-2012, có 5,3 triệu người trong đó lao động Nữ chiếm tỷ lệ 52,41% tổng số lao động, tỷ lệ lao động Nữ trong các nhóm tuổi ln cao hơn tỷ lệ lao động Nam. Tổng số lao động đang làm việc có trên 3,5 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động Nữ đang làm việc chiếm tỷ lệ trên 50.3%; đa số lao động Nữ đang làm việc trong các ngành Công nghiệp dệt may, Giày da, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 73,13%; tỷ lệ lao động Nữ làm việc trong các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 34,7%.
Theo khảo sát về thực trạng việc làm của lao động nữ cho thấy trình độ, năng lực và chun mơn nghề nghiệp của phụ nữ cịn thấp, định hướng nghề nghiệp vẫn theo hướng truyền thống (Dệt, May, Giày da, Uốn tóc, Dịch vụ gia đình...); đa số phụ nữ có hồn cảnh khó khăn chỉ có thể làm được những cơng việc khơng ổn định, làm việc bấp bênh, thu nhập thấp, dễ mất việc làm. Lao động nữ vẫn tập trung ở những ngành sử dụng chủ yếu sức lao động, lao động nam đa số làm việc những ngành dựa vào vốn và kỹ thuật. Lao động nữ chiếm đa số ở các ngành dệt may, da giày, chế biến nông sản; Lao động nam tập trung ở các ngành giao thông, xây dựng, viễn thông, công nghệ thông tin. Phần lớn lao động nữ làm việc trong điều kiện làm việc chưa được cải thiện, thời gian lao động kéo dài, việc làm bấp bênh, rủi ro cao. Xu hướng đầu tư cho
trẻ em gái trong học tập không được quan tâm nhiều như trẻ em trai, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu xã hội đang phát triển.