Nhóm giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty CPTM và

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hả năng cạnh tranh sản phẩm đ của công ty cổ phần thương mại, sản xuất và xuất nhập hẩu hưng thịnh trên thị trường miền bắ (Trang 49 - 54)

XNK Hưng Thịnh

3.2.1. Nhóm giải pháp duy trì khả năng cạnh tranh của công ty.

3.2.1.1. Sử dụng nguồn vốn hiệu quả

Mặc dù đã hoạt động hơn chín năm, việc điều chính các hoạt động sử dụng vốn, huy động vốn nếu so sánh với nhiều công ty khác là khá tốt, cơng ty đang từng ngày duy trì tốt hoạt động này. Xem xét đầu tư thêm vào khu vực nhập khẩu để có thể có được giá đầu vào tốt nhất, hỗ trợ giảm giá thành cho sản phẩm đầu ra cuối cùng.

Công ty cần thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong năm; trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm cho cá nhân, tập thể liên quan nếu để thất bại, lãng phí vốn đầu tư và có biện pháp kỷ luật nghiêm khắc.

3.2.1.2. Mức giá cạnh tranh

Hiện nay, đến hơn 90% nguồn nguyên liệu công ty sử dụng để sản xuất là nhập ngoại, do đó việc đảm bảo mức giá cạnh tranh và duy trì nó là một thử thách lớn cho bộ máy của công ty. Tuy nhiên, điều này khơng phải là khơng làm được khi cơng ty có thể tìm kiếm được những nhà cung cấp ngun liệu khơng chỉ đảm bảo chất lượng mà cịn giá cả hợp lí.

Bên cạnh đó, để giữ chân được các nhà phân phối, thu hút các cửa hàng trưng bày và bán các sản phẩm của cơng ty thì phịng kinh doanh phải thường xun, điều tra khảo sát giá bán sỉ, giá bán lẽ, giá đến tay người tiêu dùng của các công ty khác để biết được phần trăm lợi nhuận mà người bán sỉ, người bán kẻ có được khi bán sản phẩm của các hãng cạnh tranh so với sản phẩm của cơng ty mình. Từ đó, phối hợp với phịng kế tốn để điều chỉnh giá bán sỉ, giá bán lẻ cho thật cạnh tranh hoặc có thêm những ưu đãi, chiết khấu thời gian tiêu thụ hàng nhanh, thanh toán nhanh... cho các đơn vị phân phối, nhà bán sỉ, bán lẻ.

3.2.1.3. Củng cố hệ thống phân phối trên cả nước.

Tiếp tục cố gắng từng bước xây dựng hệ thống phân phối toàn miền Bắc. Tuy nhiên, để cho hệ thống này làm việc hiệu quả và phát huy hết tác dụng cũng vẫn tiếp tục là một vấn đề cần quan tâm. Tránh tình trạng thiếu hàng ở hệ thống phân phối

tại từng thời điểm sẽ tạo ra điều kiện cho các sản phẩm hãng cạnh tranh thế chỗ và làm khách hàng không đáp ứng được nhu cầu. Để làm được điều này cần làm tốt những điều sau:

-Có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều khâu: dự đốn doanh số tiêu thụ từ phịng kinh doanh, lên kế hoạch sản xuất của bộ phận kế hoạch công ty, sản xuất đúng thời gian, đủ số lượng từ các nhà máy, vận chuyển hàng kịp thời đến điểm bán của Xí nghiệp, kho vận, theo dõi doanh số bán hàng hằng ngày của các giám sát bán hàng để cung cấp thông tin kịp thời về sự thay đổi tăng giảm lượng bán cho các bộ phận liên quan.

-Tiến tới nối mạng với nhà phân phối để theo dõi mức tồn kho dễ dàng thuận tiện hơn, từ đó giúp cho việc vận chuyển đủ và đúng hàng nhà phân phối cần. Phát triển đặt hàng qua mạng nhằm giúp tiết kiệm thời gian, cơng sức, chi phí...

-Quản trị tốt kênh phân phối bằng cách: quan tâm đến tuyển chọn và đào tạo các thành viên trong kênh từ cấp quản lý tới nhân viên bán hàng; đánh giá các hoạt động giữa các nhóm thành viên thơng qua doanh số đạt được ở từng nhóm khách hàng ( nhà phân phối, siêu thị, khách sạn, trường học, bệnh viện, khối độc hại,...). thời gian giao hàng, thanh toán tiền hàng, đảm bảo các dịch vụ cung ứng cho khách hàng... Từ đó, xây dựng các chính sách khen thưởng để khuyến khích, động viên các thành viên trong kênh phân phối và hình thức phê bình kỷ luật khi khơng hồn thành tốt cơng việc, kế hoạch đặt ra.

-Các chương trình khen thường cho nhà phân phối theo quý phải thực hiện nhanh ngay khi kết thúc quý để tạo thêm vốn, thu nhập cho nhà phân phối, khuyến khích nhà phân phối tiêu thụ hàng nhiều và nhanh.

-Đẩy mạnh hoạt động phân phối ở khu vực nông thôn nơi chiếm 80% dân số. Đây là các khu vực đang phát triển do đó đây được coi là một khu vực khá tiềm năng cho hoạt động kinh doanh.

3.2.1.4. Giảm chi phí sản xuất kinh doanh

Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, cơng ty cần giảm các chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh:

Giá vốn hàng bán:

-Tiếp tục duy trì đấu thầu cạnh tranh khi mua nguyên vật liệu với số lượng nhiều giá trị lớn.

-Tích cực tìm nguồn ngun liệu trong nước lẫn nhập khẩu có giá cạnh tranh và một nguyên vật liệu phải có nhiều nhà cung cấp để khơng bị ép giá và cung cấp đủ nguyên vật liệu khi nhu cầu sản xuất tăng cao.

-Đối với nguyên liệu nhập khẩu cần xem xét biến động tỉ giá thế giới để đặt hàng với số lượng thích hợp. Trường hợp ngun vậy liệu có xu hướng tăng giá thì cần mua với số lượng ít. Đối với ngun liệu có nguy cơ hạ giá thì chỉ mua dự trữ đủ cho sản xuất.

-Giám sát chặt hoạt động của nhân viên mua hàng, nhập hàng. Tránh tình trạng mốc nối ăn hoa hồng đẩy giá nguyên vật liệu lên.

-Nghiên cứu những nguyên vật liệu giá thấp để thay thế nguyên liệu có giá cao hay loại nguyên vật liệu phổ biến có thể dùng cho nhiều sản phẩm để khỏi tốn chi phí đặt nhiều nguyên liệu lắt nhắt.

-Tiếp tục triệt để thực hiện tiết kiệm trong sản xuất. Thưởng phạt rõ ràng công khai khi tiết kiệm nguyên vậy liệu và sản xuất vượt mức cho phép.

Chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng phục vụ cho công tác tiêu thụ hàng, quảng cáo, quảng bá sản phẩm nên khơng thể nói việc cắt giảm chi phí này là tốt hơn so với tăng chi phí nhưng sử dụng chi phí này cầm đảm bảo sao cho thật hiệu quả. Kiểm sốt chi phí này bằng cách so sánh từng nhân tố chi phí chiếm trong tổng doanh thu.

Trong các yếu tố chi phí trong chi phí bán hàng thì một số chi phí có thể tiết kiệm: chi phí vận chuyển th ngồi, chi phí chở hàng cho đại lý, chi phí nhiên liệu cho vận chuyển. Các chi phí này tiết kiệm bằng cách sắp sếp tận dụng được 100% khả năng tải hàng của xe, điều hàng hiệu quả, tránh chở lắt nhắt, tuyến đường vận chuyển hợp lý, bảo quản xe tốt,... Điều này xuất phát từ kinh nghiệm, khả năng tính tốn, ý thức của nhân viên. Nên quy khối lượng chuyên chở/1000 lít xăng nếu tiết kiệm sẽ được thưởng, ngược lại bị phạt, bồi thường chi phí tăng hơn định mức.

-Hàng hỏng, thiếu trong vận chuyển, bảo quản: tiết kiệm bằng cách sắp xếp cẩn thận, đúng nguyên tắc.

-Bao bì luân chuyển: tiết kiệm bằng cách khi sử dụng phải bảo quản cẩn thận. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Để tiết kiệm chi phí này có thể giảm các yếu tố chi phí sau: thuê giữ xe, thuê nhà xưởng, kho, văn phòng phẩm, điện thoại, điện, nước. Phải kiểm sốt chi phí quản lí trong nội bộ của nhà máy. Đưa ra các hình thức khen thưởng hợp lí.

3.2.2. Nhóm giải pháp tạo nên khả năng cạnh tranh của công ty.

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn được coi là nhân tố then chốt tạo nên khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trình độ, sự cảm thụ cũng như nhu cầu đòi hỏi cao trong nhu cầu về sản phẩm của khách hàng đã nâng lên rất nhiều, điều này diễn ra đối với mọi sản phẩm, hàng hóa. Đối với sản

phẩm đá của cơng ty Hưng Thịnh cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Khách hàng khơng chỉ chọn sản phẩm đẹp, bắt mắt mà còn phải đảm bảo tốt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng yêu cầu kĩ thuật. Vì vậy, trược những vấn đề còn tồn tại trong chất lượng là một trong những giải pháp cần thiết đối với cơng ty tại bất kì thời điểm nào. Muốn có sản phẩm đảm bảo chất lượng, công ty CP TMSX và XNK Hưng Thịnh cần:

-Không ngừng sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm đá

Có thể nói hiện nay cơng ty trang bị được cho mình hệ thống máy móc, ứng dụng cơng nghệ thiết bị hiện đại vào sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, trước những đòi hỏi phải nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình, cơng ty phải tiếp tục thay đổi, cải thiến sản phẩm hơn. Hiện nay, với nền kinh tế mở, thị trường giữa các nước thơng giao với nhau, cơng ty cần có điều kiện lựa chọn mua bán các thiết bị để tìm hiếm sự hợp lý về giá cả và chất lượng được nâng cao.

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, để thắng được đối thủ cạnh tranh, công ty phải liên tục thực hiện đổi mới mẫu mã sản phẩm, cải tiến chất lượng, từ đó tạo ra những yếu tố then chốt có thể đem lại khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm của mình trên thị trường.

-Nâng cao nhận thức và trình độ tay nghề của người lao động

Trình độ tay nghề của người lao động có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông nghề nghiệp, nhạy bén trong kinh doanh, có trình độ chun mơn cao và đạo tạo đội ngũ cơng nhân lành nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, có khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nâng cao nhận thức và trình độ của người lao động bằng cách:

Phát triển nguồn nhân lực trẻ thông qua kế hoạch tuyển dụng và đạo tạo nhằm tạo ra động lực phát triển và từng bước kế thừa, tiếp thu những kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm. Theo đó thường xuyên cho các nhân viên mới đi theo khi gặp gỡ đối tác, để họ có cái nhìn rõ hơn về thị trường, nắm bắt và xử lí thơng tin về thị trường.

Đào tạo đội ngũ kỹ thuật làm nhiệm vụ giám sát hàng hóa, kiểm tra chất lượng đầu ra sản phẩm theo đúng hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trong việc tiếp cận những công nghệ tiên tiến.

Từng bước cải tiến cơ cấu tổ chức, tiền lương hợp lý nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động cũng như tạo môi trường thuận lợi để mỗi cán bộ cơng nhân viên tự khẳng định mình.

Bên cạnh đó, cơng ty cũng nên vận động tinh thần cho người lao động, cần có những chính sách đãi ngội thỏa đáng đối với những người có thành tích cao nhằm nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

3.2.2.2. Hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Tăng cường sức cạnh tranh về giá mà vẫn không làm suy giảm lợi nhuận của công ty thị việc áp dụng các biện pháp hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản phẩm là rất cần thiết. Giá thành sản phẩm được cấu thành bởi các chi phí sau: chi phí sản phẩm đầu vào, chi phí máy móc, thiết bị, chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định,...

-Giảm chi phí nhân cơng

Để giảm chi phí nhân cơng, cơng ty cần ohair có các giải pháp tổ chức lao động khoa học cụ thể:

Cần tăng cường mở rộng hình thức khốn sản phẩm, gắt chặt với lợi ích kinh tế của nhân viên, với phần công việc mà họ được giao.

Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, thực hiện chế độ thi tuyển sinh định kỳ để kiểm tra, đánh giá, đề bạt, nâng bậc lương, thưởng,... qua đó sẽ có tác động tích cực đển tâm lý phấn đấu của nhân viên.

Thực thi nghiêm ngặt nội quy lao động, tránh tình trạng nhân viên đi muộn về sớm. Giao trách nhiệm cho từng phòng ban thực hiện chấm cơng chính xác, rõ ràng, tránh tình trạng khai man trong việc chấm cơng.

3.2.2.3. Giải pháp về thu hút vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

Để thực hiện được những chương trình sản xuất và xuất khẩu cần rất nhiều vốn. Vốn là yếu tố quyết định đến quy mô sản xuất và xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng về vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mơ sản xuất, từ đó giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm và vì vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của sản phẩm. Tiềm lực tài chính phản ánh quy mơ của doanh nghiệp và quyết định khả năng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, thực hiện các hoạt động chào hàng, khuyến mãi, giao tiếp khuyếch trương cũng như nghiên cứu và phát triển thị trường.

Vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn hợp lý giúp cho doanh

nghiệp phát huy được những lợi thế của mình trong sản xuất, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vì vậy, cơng ty cần phải đa dạng hóa hình thức thu hút vốn, tiềm lực tài chính của cơng ty ngày một vững mạnh hơn bằng việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh chân chính, hiệu quả, lâu dài và ln giữ gìn uy tín cơng ty như tài sản vơ giá của cơng ty. Để xây dựng uy tín và lịng tin với các đối tác tài trợ vốn. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc tái đầu tư để các dịch vụ của công ty cung cấp ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hả năng cạnh tranh sản phẩm đ của công ty cổ phần thương mại, sản xuất và xuất nhập hẩu hưng thịnh trên thị trường miền bắ (Trang 49 - 54)