Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hả năng cạnh tranh sản phẩm đ của công ty cổ phần thương mại, sản xuất và xuất nhập hẩu hưng thịnh trên thị trường miền bắ (Trang 54 - 59)

3.3.1. Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp

*Chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp phát huy được thế mạnh của doanh

nghiệp, đạt được mục tiêu đề ra, nâng cao khả năng cạnh tranh. Cụ thể:

 Trong chiến lược kinh doanh chung, doanh nghiệp phải xác định được thế mạnh của mình, khơng đầu tư dàn trải, ln đưa yếu tố hội nhập vào trong chiến lược để chủ động đối phó.

 Về sản phẩm: Trên cơ sở soát lại quy hoạch và chiến lược sản phẩm đã có, doanh nghiệp nên tiến hành điều chỉnh hoặc xây dựng mới chiến lược sản phẩm theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đặt mục tiêu lợi nhuận dài hạn lên hàng đầu. Sản phẩm phải bám sát nhu cầu của thị trường, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao và có thị trường đầu ra hiện tại lớn, sau đó sẽ dần chuyển sang những mặt hàng có giá trị cao. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến thiết kết, tạo mẫu, chuyển dần từ những mặt hàng chất lượng thấp, trung bình sang những mặt hàng chất lượng cao, giá trị lớn.

 Về thị trường: dựa vào khả năng và ưu thế hiện tại của mình, doanh nghiệp tập trung vào phân đoạn thị trường trọng điểm của mình. Doanh nghiệp cần làm tốt cơng tác nghiên cứu thị trường, tạo được một mạng lưới tiếp thị phân phối rộng khắp, phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi của đối thủ cạnh tranh. Sau khi củng cố được phân đoạn của mình, doanh nghiệp mới đặt kế hoạch mở rộng thị trường sang những khu vực mới hay mặt hàng mới.

 Về phân phối: trong điều kiện công nghệ cịn lạc hậu thì chiến lược phân phối hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh được trong điều kiện hội nhập. Doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, kể cả chất lượng dịch vụ trước và sau khi bán cho phù hợp với đặc điểm của thị trường tiêu dùng. Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ sản phẩm, nhưng nên cố gắng phát triển kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, tránh phụ thuộc vào các đơn vị trung gian

….Đưa thương mại điện tử vào như một kênh phân phối mới, năng động, hiệu quả, thường xuyên tiến hành tuyên truyền quảng bá sản phẩm của mình qua nhiều phương thức khác nhau.

 Về đổi mới công nghệ: doanh nghiệp phải xây dựng kết hoạch từng bước đổi mới dây chuyền công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành. Đầu tiên, cần lựa chọn các khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất có ảnh hưởng trước nhất đến chất lượng và giá thành sản phẩm để tiến hành đổi mới, nâng cấp trước.

 Về nhân lực: Nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp cho người quản lý, trình độ tay nghề của người lao động, chú trọng phát huy sáng kiến, cải tiến trong hoạt động của doanh nghiệp.

 Về giá cả: sử dụng giá như một công cụ để cạnh tranh (hiện nay Vinamilk làm rất tốt điều này)

3.3.3.2. Xây dựng nhận thức đúng đắn về hội nhập

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể chủ động hội nhập kinh tế, đối phó với những tác động xấu của hội nhập địi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một nhận thức đúng đắn về hội nhập, bởi như Tơn Tử nói “ biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng “, chỉ có hiểu rõ về hội nhập thì doanh nghiệp mới có thể hội nhập thành cơng. Nên doanh nghiệp bắt buộc phải có nhận thức, tư tưởng về hội nhập. Tư tưởng đó bao gồm những vấn đề sau:

 Bản chất của hội nhập là gì?

 Tiến trình hội nhập của Việt Nam như thế nào?

 Hội nhập là khơng thể tránh khỏi. Nó là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức. Không sợ hội nhập, chỉ sợ chuẩn bị không tốt.

 Hội nhập gắn liền với cạnh tranh, nhưng không phải hội nhập thì mới có cạnh tranh.

 Ỷ lại vào bảo hộ tất yếu sẽ bị đào thải.

 Thực sự quyết tâm hội nhập.

 Nhà nước cho cần câu chứ khơng cho con cá.

 Nhà nước chỉ hỗ trợ chính sách thơng thống, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia.

Những tư tưởng trên phải được doanh nghiệp phổ biến cho tồn thể cơng nhân viên trong doanh nghiệp, từ người lãnh đạo quyết định chiến lược của doanh nghiệp đến anh công nhân vận hành máy bình thường. Chỉ khi tất cả mọi người trong doanh nghiệp thấm nhuần tư tưởng, họ cảm thấy áp lực của hội nhập đang đến gần, lúc ấy, mọi người mới thấy nguy cơ, thách thức của hội nhập đe doạ, bức bách

họ và học sẽ phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn vì cơng việc, nghề nghiệp, vì doanh nghiệp, ngành của mình. Đồng thời với việc truyền bá tư tưởng về hội nhập, doanh nghiệp cũng phải luôn bám sát, cập nhật các thông tin về hội nhập như thuế suất, định hướng của Nhà nước, các cam kết của ta và các đối tác thương mại, thơng tin về chính sách thương mại, chính sách xuất nhập khẩu …để có biện pháp kịp thời đối phó với tình hình, chủ động phản ứng mau lẹ trước những diễn biến trên thị trường. Doanh nghiệp nên lập ra một bộ phận chuyên trách thu thập, nghiên cứu và phân tích các thơng tin về hội nhập, và liên quan đến hội nhập sao cho thật nhanh và chính xác. Bởi ngày nay trong thời đại hội nhập, thì “ thời gian là vàng , cịn thơng tin là tiền “.

3.3.3.3. Phát huy nhân tố con người.

Thực tiễn đã chứng minh, nhân tố con người đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Để phát triển, Công ty phải hướng tới thị trường, công việc này là công việc của cả tập thể chứ không phải của cá nhân riêng ai. Tài sản lớn nhất của các Công ty ngày nay không phải là lâu đài hay công xưởng, mà là ý tưởng, là chất xám của con người, con người làm ra sản phẩm, máy móc, chứ khơng phải máy móc “ sản xuất “ ra con người. Việc phát triển nhân tố con người đóng vai trị then chốt, là điều kiện vơ cùng quan trọng trong q trình thực hiện giải pháp kinh doanh của mình, đầu tư vào nguồn nhân lực là hoạt động sinh lời nhất, hiệu quả nhất đối với tất cả các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thì vai trị của nguồn nhân lực lại càng được đánh giá cao hơn. Bởi vì trong điều kiện nước ta, khi các yếu tố như năng lực cơng nghệ và năng lực tài chính cịn yếu và thiếu thì nguồn nhân lực dồi dào, thơng minh, cần cù, chăm chỉ chính là lợi thế lớn nhất để Việt Nam hội nhập thành cơng. Chính vì thế, cơng nghiệp Việt Nam nói chung, và ngành cơng nghiệp sữa nói riêng phải tập trung phát huy nhân tố con người một cách hiệu quả nhất để khai thác được những thế mạnh của họ, hạn chế, khắc phục những điểm yếu của người lao động mới có thể cạnh tranh được thành công khi chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Khi đầu tư cho nguồn nhân lực, Công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:

Kiện toàn bộ máy tổ chức, đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ, cải tiến lề lối làm việc, rèn luyện đạo đức tác phong lao động phải sắp xếp, bố trí lao động một cách hợp lý đúng người đúng việc, tránh tình trạng chun mơn một đằng phân cơng một nẻo. Sắp xếp lại các phịng ban theo hướng tinh giản gọn nhẹ, năng động và hiệu quả, xây dựng nội quy làm việc rõ ràng, nghiêm khắc, thưởng phạt phân mình để thúc đẩy tác phong làm việc cơng nghiệp cho người lao động. Doanh

nghiệp nên quan tâm đào tạo và đầu tư thích đáng cho cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp. Bởi các thành viên Ban giám đốc ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngồi thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích trước mắt, như tăng doanh thu lợi nhuận, mà cịn cả lợi ích – uy tín lâu dài của doanh nghiệp và đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thế nên, Ban giám đốc phải nắm vững kiến thức không chỉ về kinh tế, quản lý, mà cịn phải có kiến thức cả về cơng nghệ để bắt kịp tốc độ phát triển của quá trình hội nhập. Để phát huy bộ phận này địi hỏi Cơng ty phải chú trọng vào việc tìm và bồi dưỡng những cán bộ trẻ có tài, có năng lực, năng động với thời cuộc. ối với người lao động, cần thơng qua việc “xã hội hố giáo dục và đào tạo“, tiến hành đào tạo và tái đào tạo đội ngũ lao động theo chiến lược sản phẩm đã xác định, theo hướng tỷ trọng lao động cơ bắp giảm dần và tỷ trọng lao động trí tuệ tăng lên và ngày càng chiếm ưu thế trong tổng lao động của doanh nghiệp.

Luôn luôn chú ý quan tâm đến nguyện vọng, tâm tư của người lao động, đảm bảo tính cơng bằng trong đãi ngộ, và một bầu khơng khí tập thể hoà thuận, thoải mái và năng động. Xây dựng một bầu khơng khí “văn hóa doanh nghiệp“ lành mạnh và phù hợp với ngành, làm người lao dộng từ trên xuống dưới ln thấm nhuần tư tưởng, mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Nó sẽ góp phần tạo ra một chất keo gắn bó giữa những người lao động với nhau và giữa người lao động với Cơng ty của mình. Từ đó, có thể thúc đẩy động cơ làm việc, năng lực của người lao động, phát huy năng lực sáng tạo của người lao động, giúp người lao động tiếp thu được các chuẩn mực đạo đức và có thái độ hăng hái làm việc, nhằm đạt được mục đích của Cơng ty, tạo động lực mạnh mẽ cho sự thành đạt của Công ty.

3.3.3.4. Đầu tư hợp lý cho công nghệ

Với tư duy thiển cận, trước mắt thì dường như hoạt động đầu tư khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại và tăng tỷ suất khấu hao tài sản cố định dẫn đến hệ quả làm cho giá thành hàng hoá đội lên trong khi giá bán hàng hố khơng đổi. Nhưng trong trung và dài hạn, kỹ thuật, công nghệ mới cho phép các doanh nghiệp tiệm cận trình độ kỹ thuật - cơng nghệ trung bình của thế giới, đưa năng suất lao động tăng lên, tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp chuyển từ thế bị động sang thế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. ứng dụng khoa học kỹ thuật cơng nghệ hiện đại là lối thốt ra khỏi suy thối. Đấy là một tất yếu khơng thể đảo ngược, đầu tư công nghệ

là bắt buộc, vấn đề đặt ra là đầu tư công nghệ mới như thế nào? Đầu tư phải phù hợp đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời gian:

 Thời gian đầu tư phải thật nhanh chóng, chủ động với diễn biến của thị trường.

 Với lợi thế của người đi sau, Cơng ty có thể đầu tư mới cho mình những dây chuyền hiện đại và phù hợp với mình. Đối với các dây chuyền cũ thì tiến hành nâng cấp những dây chuyền còn tương đối tốt, loại bỏ dần dần những dây chuyền quá cũ, hao phí nguyên liệu nhiều.

 Đầu tư, hợp tác, liên kết với các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong nước để phát triển sản phẩm mới, cơng nghệ mới. Đây là một hình thức đầu tư rất tốt, đơi bên cùng có lợi, mà hiện nay các doanh nghiệp trong nước còn chưa quan tâm lắm.

 Đầu tư có chiều sâu, chuyển dần từ những dây chuyền cơng nghệ sản xuất sản phẩm có chất lượng trung bình sang dây chuyền cơng nghệ sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn. Đầu tư vào CNTT như một biện pháp hỗ trợ quản lý cho doanh nghiệp, giảm chi phí hành chính.

 Đầu tư phù hợp với năng lực của mình, trình độ của mình về tiềm lực tài chính và khả năng nắm bắt kỹ thuật.

 Đa dạng hố hình thức đầu tư, các doanh nghiệp trong ngành có thể liên doanh, liên kết cùng đầu tư một dây chuyền, phối hợp với các doanh nghiệp ngoài nước xây dựng nhà máy mới ….

3.3.3.5. Giải pháp xây dựng thương hiệu và văn hóa kinh doanh.

- Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh quốc tế.

Xây dựng được thương hiệu nổi tiếng góp phần tạo dựng uy tín doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Về văn hoá trong kinh doanh

Doanh nghiệp cần chú trọng giáo dục lề lối tác phong văn hoá, lễ nghi cho cán bộ trong giao tiếp, đàm phán với phương châm lấy chữ tín làm đầu và là nguyên tắc kinh doanh. Thực hiện được nền nếp văn hố kinh doanh chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các báo cáo tài chính và các tài liệu kinh doanh của công ty CP TM và XNK Hưng Thịnh năm 2014, năm 2015, năm 2016, năm 2017. Tài liệu lưu hành nội bộ. 2. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Hà văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Lê Thị Cúc năm( 2007) , Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ cơng mỹ nghệ Artexport’

5. Đồn Thị Thủy (2011), Nâng cao sức cạnh tranh cảu sản phẩm bánh kẹo Việt Nam trên thị trường nội địa (lấy công ty bánh kẹo Hải Hà làm đơn vị nghiên cứu), Luận văn tốt nghiệp – Đại học Thương Mại

6. Lại Cao Phúc (2015), Nâng cao năng lực cạnh của công ty TNHH dược phẩm Á Âu, Luận văn tốt nghiệp – Đại học Thương Mại

7. Vũ Thế Ving (2009), Giả phấp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm mì ăn liền ATEEXEFOOD của cơng ty TNHH Vinh Quý, Luận văn tốt nghiệp – Đại học Thương Mại

8. Nguyễn Thị Trâm Anh (2014) , Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sữa TH True Milk thuộc công ty cổ phẩn thực phẩm sữa TH”, Luận văn tốt nghiệp – Đại học Thương Mại

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hả năng cạnh tranh sản phẩm đ của công ty cổ phần thương mại, sản xuất và xuất nhập hẩu hưng thịnh trên thị trường miền bắ (Trang 54 - 59)