TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ VIỄN THÔNG DUY ANH TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1. Giải pháp nâng cao nhận thức của công ty về thương hiệu và phát triểnthương hiệu thương hiệu
Mỗi thành viên trong công ty phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, vai trị, vị trí khơng thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng và quản lý thương hiệu...
Trước tiên, cần đặt kế hoạch nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các nhân viên trong kế hoạch chung về đào tạo nhân lực của công ty. Việc đào tạo phải được lập kế hoạch lâu dài, bài bản chứ không như thực tế thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sử dụng việc đào tạo như một phương thuốc giải quyết những vướng mắc tạm thời của doanh nghiệp.
Tiếp đến, công ty nên tham khảo cách đào tạo của các cơng ty nước ngồi, các doanh nghiệp lớn nhất là các công ty hoạt động trong lĩnh vực gỗ mỹ nghệ trang trí và cũng nên tổ chức cho mình một trung tâm đào tạo như các tập đồn đa quốc gia. Mục đích phải đạt được là mỗi nhân viên phải ý thức rõ rằng trên thương trường, thương hiệu đối với sản phẩm của mình cũng mật thiết “như mơi với răng”, cần phải được lưu tâm đầu tư và bảo vệ như nhau.
Mặt khác, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại du lịch và viễn thông Duy Anh hiện nay là một doanh nghiệp mới tham gia ngành tiềm lực tài chính cịn hạn chế. Vì thế cơng ty cần nhận thức đúng giá trị to lớn của loại tài sản vơ hình này và áp dụng những phương pháp để xác định giá trị đó. Từ đó đặt giá trị thương hiệu trong cơ cấu vốn của công ty. Nếu xác định được giá trị, thương hiệu có thể trở thành tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư phát triển kinh doanh. Việc vốn hóa thương hiệu có tác động tích cực đến tỷ lệ nợ/vốn của công ty, nâng cao khả năng thanh toán nợ. Xác định giá trị thương hiệu cũng làm cho việc điều tra về tính độc quyền được rõ ràng. Cơng ty có thể dựa vào những cơ sở chính sau để định giá thương hiệu: chi phí, thị trường, yếu tố kinh doanh và thiết lập công thức lý thuyết. Những cơ sở này có quan hệ mật thiết với nhau và cần xem xét đồng bộ thì giá trị thương hiệu mới được xác định chính xác.
Nhận thức đúng cái mình đang làm và sẽ làm ln là mấu chốt của mọi thành công. Nếu công ty nhận thức tốt về vấn đề thương hiệu, việc đi sai hướng hay thất bại sẽ được hạn chế rất nhiều.
2. Giải pháp hoàn thiện chiến lược thương hiệu cho thương hiệu BeautyVina Vina
Từ nhận thức đúng đắn về vấn đề thương hiệu, công ty cần đầu tư nhân lực, tài chính, thời gian... một cách xứng đáng hơn cho việc xây dựng thương hiệu của mình. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng gắn việc xây dựng thương hiệu với sự thành công của một quảng cáo, hoặc nghĩ rằng cứ làm cho mọi người biết đến tên của cơng ty mình là đạt được mục tiêu. Nhưng mọi việc không đơn giản như thế, bởi thương hiệu là một khái niệm khá phức tạp mà hệ thống lý luận hiện nay vẫn phải được cập nhật bằng những thực tiễn diễn ra ở thị trường. Vì thế, Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại du lịch và viễn thông Duy Anh cần xây dựng cho mình một chiến lược tổng lực, dài hơi với một tầm nhìn xa.
Tóm lại, chiến lược bao giờ cũng đóng vai trị quyết định trong kinh doanh. đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty nói riêng, vì thiếu kinh nghiệm trên trường quốc tế nên việc thiết lập nên một chiến lược thương hiệu phù hợp cịn gặp nhiều khó khăn. Song, khi đã xây dựng được một chiến lược thương hiệu tốt là công ty đã nắm được một phần của sự thành công.
3. Giải pháp nâng cao vai trò của bộ phận chuyên về thương hiệu cho công ty
Một điều quan trọng mà các doanh thiệp khơng thể khơng chú trọng tới, đó là bộ phận chuyên lo về thương hiệu. Vì thương hiệu đối với doanh nghiệp là một tài sản lớn, vì thế cần có bộ phận quản lý nó. Trên thực tế, nếu khơng có chức danh quản lý thương hiệu, doanh nghiệp không thể cùng một lúc chú tâm vào sản xuất, xây dựng một thương hiệu mạnh và quản lý thương hiệu tránh các vụ ăn cắp thương hiệu. Hơn nữa việc kiểm tra phát hiện hàng nhái của các cơ quan chức năng cũng khơng thể nào làm tốt khi có tới hàng trăm ngàn thương hiệu cũng cần được quản lý. Vì thế mà các cán bộ quản lý thương hiệu cần tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý nạn hàng giả.
Tóm lại, nếu cơng ty biết quan tâm đúng mức tới vấn đề thương hiệu thì việc có nâng cao vai trị cán bộ chuyên trách về nhãn hiệu là một việc làm tất yếu. Làm được như vậy, công ty sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu.
4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở các thị trường mới
Để được pháp luật bảo hộ tránh những rủi ro bị xâm phạm nhãn hiệu, nhất là đối với một doanh nghiệp xuất khẩu như công ty, đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài mang ý nghĩa sống cịn. Việc đăng ký khơng những vì lợi ích trước mắt cho cơng ty là có thể bán hàng trực tiếp cho doanh nghiệp nước ngồi khơng cần tốn kém chi phí trung gian, khơng bị các cơng ty nước ngồi lấy nhãn mác của họ đặt tên cho sản phẩm của mình, khơng bị dìm giá trên thị trường vì sản phẩm khơng có nhãn mác,... mà cịn vì lợi ích về lâu dài là tạo nên một thương hiệu uy tín, chất lượng.
5. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Vấn đề chất lượng sản phẩm được tạo ra phải được ưu tiên hàng đầu. Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để khơng chỉ khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giữ được khách hàng. Thương hiệu của sản phẩm không thể xây dựng trên nền tảng của những sản phẩm chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Chất lượng cao ổn định đồng đều sẽ tạo cho khách hàng thêm tin tưởng. Xét về chất lượng, để tạo ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu đòi hỏi nhiều yếu tố: Chúng ta xét đến các yếu tố chủ quan, yếu tố nằm bên trong mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt được.
Thứ nhất: Con người là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm nói riêng và sự
phát triển của cơng ty nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì doanh nghiệp dệt may phải đầu tư thích đáng cho con người nhằm nâng cao trình độ tổ chức quản lý diều hành cũng như tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Trong thời gian tới công ty tiếp tục tổ chức thi tay nghề cho công nhân nhằm thúc đẩy việc trau dồi kĩ năng nghề nghiệp của công nhân, phát hiện những kĩ năng yếu kém phổ biến để đề ra biện pháp khắc phục.
Thứ hai: Trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh thì việc tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình của hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000), xử lý môi trường (ISO 14000) là điều nên làm. Để đạt được u cầu đó, cơng ty cần phải đổi mới mạnh mẽ trong đầu tư như mở rộng nhà xưởng, tăng cường hiện đại hóa thiết bị chuyên dụng, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất quản lý.
Thứ ba: Chú ý hơn đến chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra lựa
chọn cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi đưa vào quá trình sản xuất.
6. Chú trọng hơn tới công tác nghiên cứu sản phẩm mới tạo nên sự độc đáovề chất liệu, mẫu mã, màu sắc về chất liệu, mẫu mã, màu sắc
Như chúng ta đã biết, sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp là sản phẩm ln địi hỏi tính mới ở cơng thức. Đặc biệt là với sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên, chúng ln địi hỏi phải nghiên cứu, tìm tịi liên tục về cơng thức tạo nên sản phẩm. Tìm ra được các chiết xuất mới lạ, hiệu quả để tạo ra được các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Ngoài ra, cần tạo ra mẫu mã sản phẩm đẹp với bao bì bắt mắt, có tính chun nghiệp cao. Thể hiện đẳng cấp của sản phẩm
7. Giải pháp về chính sách giá
Đứng trước việc phải đối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế làm bằng chất liệu gốm và thủy tinh nhất là đối với dịng sản phẩm bình lọ, âu đĩa. So với các đối thủ đó sản phẩm của cơng ty đang có giá cao hơn. Trong thời gian tới cơng ty phải nghiên cứu tìm mọi biện pháp cải tiến quy trình sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
Đối với từng khách hàng cũng như từng đơn hàng cũng cần phải có chính sách giá hợp lý hơn nữa sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận cho họ vừa đảm bảo giá tới người tiêu dùng cuối cùng vẫn hợp lý.
8. Giải pháp mở rộng kênh phân phối
Trong thời gian tới để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong khâu kiểm sốt chất lượng cơng ty nên mở rộng kênh phân phối. Công ty sẽ lập hệ thống cửa hàng riêng tại các thành phố lớn ở các tỉnh thành, vùng miền.
Sản phẩm qua kênh này dự kiến chiếm tỉ trọng 20% tổng sản phẩm hàng hóa lưu thông trong mạng lưới kênh phân phối của công ty.
9. Giải pháp hồn thiện các cơng cụ phát triển thương hiệu
Thực tế cho thấy mỗi cơng cụ đều có những ưu điểm riêng, phát huy tác dụng trong những thời điểm nhất định cũng như mơi trường văn hóa đặc thù. Chính vì thế để phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian sắp tới cơng ty sẽ có những điều chỉnh như sau:
Thay thế khẩu hiệu thân thiện hơn
Với sự thay đổi này công ty hi vọng đem đến cho khách hàng cái nhìn thân thiện hơn, gần gũi hơn về hình ảnh sản phẩm của cơng ty. Đối với khách hàng hiện tại khẩu hiệu này sẽ có tác dụng tạo niềm tin vững chắc hơn nữa về cơng ty, cịn với khách hàng tiềm năng nó sẽ như lời gợi mở chào đón giản dị, thân thiện. Qua đó, tăng cường quảng bá hình ảnh của cơng ty với khách hàng.
Thiết kế bao bì nổi bật
Bao bì là một trong những cơng cụ tưởng như đơn giản những lại có tác dụng to lớn trong việc quảng bá hình ảnh sản phẩm của cơng ty. Việc chưa chú trọng vào thiết kế bao bì là một trong những hạn chế cần khắc phục ngay của cơng ty. Vì thế trong thời gian tới cơng ty phải tập trung hồn thiện việc thiết kế bao bì với những tiêu chí cần thiết sau:
+ Bao bì được thiết kế cần đạt những tiêu chuẩn như tạo nhận biết cho nhãn hiệu qua hình thức, màu sắc, thiết kế, kiểu dáng.
+ Bao bì cần phải cung cấp những thơng tin cần thiết và thuyết phục về lợi ích của sản phẩm cũng như cách thức sử dụng và tạo sự tiện lợi cho sự di chuyển và bảo vệ sản phẩm khơng bị hư hại.
+ Bao bì cần tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm như dễ mở, dễ đóng, dễ cầm, dễ cất, dễ lấy sản phẩm ra.
+ Ngoài những tiêu chuẩn về kĩ thuật, bao bì sản phẩm cần có một thiết kế nổi bật có thể được khách hàng nhận biết nhanh khi cùng được trưng bày trên cùng một vị trí với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể được thực hiện qua hình dáng kích thước hoặc màu sắc, hình ảnh bắt mắt của bao bì.