Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại của nhà hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng nhật bản akaari 1, công ty CP linh nhâm, hà nội (Trang 46 - 47)

2.3.1 .Ưu điểm và nguyên nhân

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại của nhà hàng

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến cơ sở vật chất

Căn cứ vào thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị dụng cụ của nhà hàng đã nêu trên, do nhà hàng đã hoạt động được một thời gian khá dài, cơ sở vật cất đã có dấu hiệu xuống cấp, cá trang thiết bị đã cũ, hỏng hoặc đã có sự thay thế bổ sung nhưng khơng đồng bộ. Do đó, trong thời gian tới, nhà hàng cần bảo dưỡng, đổi mới, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư mua sắm trang thiết bị để đảm bảo tính đồng bộ nhằng cung ứng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Đối với bộ phận bàn: Hiện nay nhiều dụng cụ phục vụ cho ăn uống như bát, đĩa, cốc, đũa,… đã cũ, sứt mẻ nhiều. Một số khăn ăn và khăn trải bàn do sử dụng nhiều lần nên màu đã ố vàng, sờn chỉ. Do đó, trong thời gian tới, nhà hàng cần trang bị thêm cá đồ dùng, dụng cụ phục vụ ăn uống, khăn trải bàn và khăn ăn cần thay mới toàn bộ để dảm bảo vệ sinh cũng như tính thẩm mỹ trong ăn uống. Việc trang trí phịng ăn cũng nên có những sự thay thế, đổi mới phong cách để khách hàng để khách hàng có những cảm nhận mới lạ và thích thú. Sau mỡi ca làm việc, các nhân viên phải tập hợp dụng cụ để kiểm tra, năm bắt được số lượng qua đó báo cáo và chuẩn bị dụng cụ, đảm bảo phục vụ khách hàng trong những ca tiếp theo.

- Đối với bộ phận bar: Khu vực pha chế dành cho nhân viên còn khá chật chội, nhiều bụi bẩn. Các tủ trưng bày rượu đã cũ kỹ, trang trí chưa đẹp mắt, các tủ lạnh cũng đã sử dụng được một thời gian khá dài. Chính vì vậy trong thời gian tới nhà hàng nên thiết kế mở rộng thêm diện tích cho bộ phận bar, thay thế tủ tủ lạnh, trang trí đẹp mắt. Sau mỡi ca làm việc nhân viên cần phải vệ sinh khu vực quầy bar sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh các dụng cụ pha chế, đảm bảo vệ sinh chung của nhà hàng .

- Đối với bộ phận bếp:

Nhà bếp nên đầu tư thay thế một số trang thiết bị như: xoong, nồi, chảo, tủ lạnh. Vì những đồ dùng này đã được dùng rất lâu nên đã cũ kỹ, khơng cịn cịn chống dính, sạch, tủ lạnh khơng khơng có khả năng làm lạnh tốt. Bên cạnh đó nhà hàng cần mua thêm máy rửa bát vì trong thời gian cao điểm, số lượng khách của nhà hàng rất nhiều nên không đủ công suất phục vụ.

Việc tiến hành đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần được tiến hành thẩm định trước tiên. Kiểm tra để xác định những trang thiết bị nào cần sửa chữa nâng cấp, cơ sở vật chất nào cần thay thế toàn bộ. Hoạt động kiểm tra phải được tiến hành bởi lãnh đạo và quản lý của nhà hàng để đảm bảo tính chính xác. Bên cạnh đó ban lãnh đạo cần lên kế hoạch về về thời gian, ngân sách và phương pháp sửa chữa để thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng. Việc nâng cấp sửa chữa cần phải tiến hành thường xuyên và liên tục để kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót, phải bảo hành

nhanh dứt điểm từng hạng mục khơng thể kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tịa nhà hàng.

Đồng bộ hóa các trang thiết bị dụng cụ ăn uống như: bát, đĩa, đũa,.. Bởi vì khách hàng trực tiếp sử dụng những dụng cụ này nên họ sẽ có cảm nhận trực tiếp về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Cơ sở vật chất trang thiết bị là yếu tố hữu hình quyết định chất lượng dịch vụ ăn uống. Chính vì thế đầu tư chi phí cho hoạt động này tạo thuận lợi trong quá trình đánh giá của khách hàng.

Việc đầu tư thêm thiết bị dụng cụ giúp hỗ trợ cho cho đầu bếp sáng tạo và làm ra thêm món ăn mới,giúp tăng năng suất lao động giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng nhật bản akaari 1, công ty CP linh nhâm, hà nội (Trang 46 - 47)