6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2 Thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh về kí kết và thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa
2.2.1. Ưu điểm
BLDS 2005 và LTM 2005 được ban hành trong điều kiện đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng cũng như các hoạt động thương mại khác phát triển,góp phần giúp cho mơi trường kinh doanh ở Việt Nam thơng thống hơn, hiệu quả hơn. Sau khi hai văn bản pháp luật này ra đời thì Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương Mại 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 được bãi bỏ. Các chế định về hợp đồng trong pháp luật Việt Nam đã được xây dựng lại: BLDS thống nhất quy định về tất cả các loại hợp đồng, không kể tên, loại hợp đồng, LTM chỉ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong một số trường hợp cụ thể. Như vậy trong mối quan hệ giữa BLDS 2005 và LTM 2005 thì BLDS đóng vai trị là luật chung cịn LTM đóng vai trị là luật chun ngành. Do đó, nếu giữa hai văn bản có những quy định chồng chéo thì khi áp dụng phải tuân theo các điều khoản trong LTM. Có thể nói, việc thống nhất trong quy định về hợp đồng giữa BLDS và LTM đã giải toả được những mâu thuẫn luẩn quẩn của chế định hợp đồng trước đây. Điều này đã tạo dựng một môi trường pháp lý lành mạnh cho thương nhân trong thời kỳ hội nhập.Những quy định mới về hợp đồng trong BLDS 2005, LTM 2005 được thể hiện:
Về nội dung của hợp đồng thì BLDS 2005 có điều khoản mang tính hướng dẫn cho các bên khi thỏa thuận, giao kết hợp đồng nhằm thuận tiện cho việc thực hiện, làm cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Quy định này là một điểm mới so với BLDS 1995 và được thể hiện tại Điều 402 BLDS 2005
Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự phù hợp với từng loại hợp đồng. Điều 404 BLDS 2005 xác định thời điểm giao kết hợp đồng cụ thể trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thỏa thuận giữa các bên. Khơng có sự phân biệt giữa thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự đối với những hợp đồng phải đăng ký, công chứng, chứng thực hay xin phép như quy định tại BLDS 1995.
Đối với vấn đề chế tài do vi phạm hợp đồng, BLDS 2005 không quy định phạt hợp đồng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà là một trong các nội dung của hợp đồng tùy theo từng loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận với nhau (Khoản 7 Điều 402 BLDS 2005)
Về khái niệm hàng hóa được qui định bao gồm các loại động sản kể cả động sản được hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Quy định này phù hợp với quan điểm của BLDS 2005 xem xét tài sản hình thành trong tương lai cũng là hàng hóa.
Trong quy định về nghĩa vụ của bên bán và bên mua, LTM bổ sung một số quy định về giao hàng trong trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ về địa điểm giao hàng (Điều 35), thời hạn giao hàng (điều 37), nghĩa vụ thông báo (điều 47); về quy định việc chuyển rủi ro và quyền sở hữu hàng hóa (điều 57, 59, 60, 61), địa điểm thanh toán (điều 54), thời hạn thanh tốn trongtrường hợp các bên khơng có thỏa thuận (điều 55); nghĩa vụ nhận hàng (điều 56). Đây là sự thay đổi rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể.
Về các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa.
Những quy định về vấn đề này trong Luật Thương mại năm 2005 có nhiều điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Theo đó, Luật đưa ra những quy định áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Luật cũng đưa ra quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp của Nhà nước phù hợp với các chuẩn mực của WTO. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ các phương thức hoạt động xuất nhập khẩu, ghi nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.
Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
LTM năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ HĐMBHH trên cơ sở kế thừa những quy định về mua bán hàng hóa trong LTM năm 1997, tham khảo Công ước Viên năm 1980 và tập qn, thơng lệ quốc tế về mua bán hàng hóa để xây dựng được quy định về HĐMBHH phù hợp nhất với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Một số vấn đề chung trong LTM năm 1997 đã được BLDS năm 2005 điều chỉnh như nội dung chủ yếu của hợp đồng về chào hàng và chấp nhận chào hàng, sửa đổi, bổ sung chào hàng...thì LTM năm 2005 khơng quy định để bảo đảm tính hệ thống và sự phù
hợp với BLDS năm 2005.
Hàng hóa.
Theo LTM năm 2005 bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy có thể nói khái niệm hàng hố trong LTM năm 2005 đã có tính khái qt cao trong hệ thống pháp luật hiện hành.
Những quy định chung về mua bán hàng hố.
Trong LTM năm 2005 có sự bổ sung lớn so với LTM năm 1997, thể hiện qua các điểm cơ bản như sau:
- Về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hố kinh doanh có điều kiện;
- Về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: Luật quy định thương nhân được mua bán tất cả các loại hàng hóa trừ hàng hóa cấm kinh doanh; đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì khi kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.
- Về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế (Luật khẳng định quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mọi thương nhân đối với mọi hàng hóa, trừ những mặt hàng pháp luật cấm xuất khẩu, nhập khẩu).
- Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong lưu thông hàng hoá trong nước và thế giới: Đây là điểm mới so với LTM năm 1997. Luật đã quy định rõ ràng các biện pháp khẩn cấp bao như: thu hồi hàng hố, cấm lưu thơng, tạm ngừng lưu thơng... Luật cũng đồng thời quy định rõ ràng cơ sở để áp dụng các biện pháp khẩn cấp này, đó là khi hàng hố là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh hoặc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp. việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong mua bán hàng hoá quốc tế. Như chúng ta đã biết thời gian qua, hoạt động ngoại thương của chúng ta đã bị ảnh hưởng đáng kể do các biện pháp phi thuế của nước ngoài. Trong điều kiện chúng ta đang đàm phán gia nhập WTO, việc LTM năm 2005 quy định cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ áp dụng biện pháp khẩn cấp trong thương mại quốc tế là rất cần thiết để hạn chế các tác hại tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghĩa vụ của bên bán.
LTM năm 2005 đã bổ sung thêm một số quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHH được cụ thể trong các điều như: Điều 35, Điều 37; Điều 48; Điều 46 khoản 1. Điều 46 khoản 2. Điều 47 khoản 1) Điều 47 khoản 2.
Chuyển rủi ro và chuyển quyền sở hữu.
LTM bổ sung các quy định về chuyển rủi ro trong các trường hợp cụ thể được liệt kê tại các điều: Điều 57. Điều 58. Điều 59. Điều 60. Điều 61.
Nghĩa vụ của bên mua: LTM sửa đổi, bổ sung các quy định về địa điểm thanh
toán( Điều 54), thời hạn thanh toán trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận( Điều
để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho bên bán. Đây là sự thay đổi rất quan trọng dựa trên một nguyên tắc chung của“ tính hợp lý” – nguyên tắc cơ bản nhất để xác định nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch thương mại. Thực tế thương mại cho thấy, khơng phải lúc nào, các nội dung mang tính bắt buộc phải có trong hợp đồng được quy định của LTM năm 1997 như thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, giá cả, thời hạn, địa điểm thanh toán đều được các bên thoả thuận cụ thể. Trong trường hợp các bên trong hợp đồng khơng có thoả thuận hoặc thoả thuận khơng rõ về thời hạn giao hàng thì pháp luật buộc phải quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện hợp đồng.
Vấn đề mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá: Vấn đề mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá được quy định tại Mục 3( từ Điều 63 đến Điều 73). Đây là một chế định hoàn toàn mới của LTM năm 2005 so với LTM năm 1997.
LTM đưa ra những quy định mang tính cơ bản nhất đối với hoạt động này để làm cơ sở cho sự phát triển của hoạt động này trong tương lai. Phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, LTM không quy định một cách chi tiết, cụ thể mọi vấn đề liên quan đến các giao dịch này mà nhiều vấn đề sẽ được Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
2.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những thuận lợi mà hai văn bản pháp luật mới mang lại, pháp luật quy định về hoạt động mua bán hàng hóa ở Việt Nam cũng có những vấn đề cịn có nhiều bất cập và thiếu sót:
Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 dù đã thực sự tiến bộ so với các quy chế trước đây, nhưng trong quá trình áp dụng, cũng không tránh khỏi những quy định chồng chéo, hoặc có sự khác biệt giữa hai văn bản trên về cùng một vấn đề:
- Về xử lý thanh toán chậm: Theo Điều 306 LTM quy định “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán tiền thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ q hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Cịn tại Điều 305 BLDS 2005 thì lại quy định: “Trong thời gian bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tốn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như
vậy theo giữa Luật thương mại và Bộ luật dân sự có sự khác biệt giữa lãi suất nợ quá hạn và lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước cung cấp.
- Về mức phạt: Khoản 2 Điều 422 BLDS quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên
thỏa thuận” và không giới hạn mức phạt tối đa; nhưng Điều 301 LTM 2005 quy định: “Mức phạt tối đa đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.
- Về trách nhiệm của bên bán về khiếm khuyết của hàng hóa: LTM quy định trách nhiệm của bên bán về khiếm khuyết của hàng hóa (Điều 44): “Bên bán phải chịu trách
nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hóa khơng thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng khơng thơng báo cho bên mua”. Tuy nhiên theo Điểm (a) Khoản 3 Điều
444 BLDS lại quy định bên bán không phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua. Như vậy, nếu bên mua buộc phải biết khiếm khuyết đó nhưng do khơng thể biết được trong quá trình kiểm tra thì bên bán được miễn trách nhiệm.
Điều này dễ gây cho doanh nghiệp sự lúng túng khi lựa chọn luật áp dụng, dù theo quy tắc chung, thì đối với cùng một vấn đề mà luật chung và luật chuyên ngành có quy định khác nhau thì áp dụng luạt chuyên ngành, tức là đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì luật được áp dụng là Luật Thương Mại
Ngoài ra, nhà nước cần phải xem xét, làm rõ một số khái niệm trong các văn bản pháp luật. Ví dụ về khái niệm hoạt động thương mại được quy định khác nhau giữa các văn bản: Khoản 1 Điều 3 LTM xác định “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Với cách xác định này thì vẫn cịn một số hành vi chưa được đề cập đến mà cũng có một số hành vi mặc dù đủ điều kiện đó nhưng khơng phải là hành vi thương mại.
Các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp. ví dụ như là :
Thứ nhất, về điều khoản chủ yếu trong hợp đồng:
Việc quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hố có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nó mang tính thực tiễn trong các giao dịch thương mại. Nó tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng các giao dịch mua bán hàng hoá đồng thời hạn chế các tranh chấp có thể nảy sinh cũng như tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan giải quyết tranh chấp. Do vậy, các điều khoản về đối tượng, số lượng và giá cả hàng hoá nên được LTM qui định là điều khoản chủ yếu, điều khoản bắt buộc của hợp đồng mua bán hàng hố. Tuy nhiên, trên cơ sở tơn trọng sự tự nguyện của các chủ thể, pháp luật cũng không nên qui định quá cụ thể các điều khoản này mà chỉ cần quy định về một số điều khoản chủ yếu nhất.
Thứ hai, về điều kiện hiệu lực của chào hàng :
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng. Để người mà mình muốn giao kết hợp đồng với họ có thể hình dung được hợp đồng đó như thế nào, người đề nghị phải đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, trong BLDS 2005 hay LTM 2005 không quy định cụ thể để một đề nghị có hiệu lực thì đề nghị đó phải đảm bảo các điều kiện nào.