6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Có thể nói, trong những năm qua, cơng ty TNHH dệt may Hưng Thịnh đã gặp được nhiều thuận lợi trong việc giao kết, tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện hợp đồng, góp phần tăng doanh thu, tạo được niềm tin, uy tín với khách hàng. Có được thành cơng đó là do cơng ty đã ý thức được tầm quan trọng của pháp luật, ln tích cực tìm hiểu những quy định mới của pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, để từ đó nâng cao được khả năng áp dụng pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn nhiều hạn chế làm giảm năng suất lao động của công ty, nhưng qua các năm kinh nghiệm cơng ty cũng đã tìm ra được những giải pháp tối ưu phù hợp với mạng lưới kinh doanh của công ty, giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn, mơ hình hoạt động ngày càng hồn thiện hơn.
2.4.1 Thuận lợi
Trước khi tiến hành giao kết hợp đồng, doanh nghiệp ln tìm hiểu, nghiên cứu cẩn thận các điều khoản trong hợp đồng, để tìm ra những phương pháp hợp lý cho việc giao kết hợp đồng, tránh sai sót, rủi ro trong q trình thương thảo, đàm phán hợp đồng.
Ngồi ra, trong khi thực hiện việc giao kết hợp đồng thì vấn đề đánh giá, xem xét nội dung và hình thức của hợp đồng cũng ln được cơng ty coi trọng. Bởi vì đây là yếu tố quyết định cơng ty giao kết có phù hợp với quy định của pháp luật hay khơng, nếu có sự sai sót hoặc là chưa phù hợp thì cơng ty sẽ bàn bạc với khách hàng thay đổi điều khoản trong hợp đồng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, sau đó mới tiến hành giao kết hợp đồng.
Các hợp đồng mà công ty ký kết ln có phụ lục đi kèm. Nội dung của phụ lục thường quy định công việc, phương thức cụ thể thực hiện. Ngoài ra, trong một số hợp đồng quan trọng cịn có thể có kèm theo văn bản pháp luật .
- Về việc thực hiện hợp đồng
Từ thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty, thì có thể thấy rằng việc đảm bảo chất lượng hàng hóa tại cơng ty ln được chú trọng. Cơng ty ln có những sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng trong chủng loại vật liệu và thường tiến hành cơng việc kiểm tra hàng hóa trước khi xuất ra khỏi kho để giao cho khách hàng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cơng ty với đối tác thường liên lạc, trao đổi thông tin về tiến độ thực hiện hợp đồng. Khi gặp sự cố thì hai bên thong báo cho nhau biết để cùng khắc phục. Bên cạnh đó, một lợi thế nữa là, trong suốt một thời gian dài, công ty không xảy ra vụ kiện nào về hợp đồng mua bán hàng hóa. Các yếu tố này tạo nên uy tín cho cơng ty, giúp cho doanh nghiệp có lượng bạn hàng lớn, do đó mà số hợp đồng được giao kết và thực hiện ngày càng tăng lên.
2.4.2. Những khó khăn của cơng ty
Mặc dù cơng ty đã có những thành tựu trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vẫn cịn những khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu và xem xét để hoạt động mua bán hàng hóa tại cơng ty đạt được kết quả cao.
Khó khăn trong cơng tác soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hố
Khó khăn đầu tiên là về căn cứ pháp lý khi giao kết hợp đồng tại công ty. Các nhân viên trong cơng ty có hiểu biết về pháp luật nhưng cịn nhiều vấn đề khơng hiểu rõ lắm. Đây là mặt còn tại, cần phải được khắc phục ngay vì khi khơng hiểu rõ pháp luật thì áp dụng để giải quyết tranh chấp rất khó, và khơng thể thuyết phục được bên khách hàng. Trong một số hợp đồng mà công ty đã giao kết với khách hàng vẫn áp dụng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 vào điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng, mặc dù Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực kể từ khi BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời. Điều nay có thể dẫn đến việc khách hàng sẽ đánh giá công ty là một doanh nghiệp yếu về mặt pháp lý. Ngoài ra, áp dụng đúng luật cho hợp đồng sẽ đảm bảo cho hợp đồng được chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho cơng ty trong q trình thực hiện. Cơng ty và khách hàng thường thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng là : Điều khoản về hàng hóa, điều khoản về số lượng, chất lượng, điều khoản về đặt hàng, giao hàng, điều
khoản về giá cả, thanh toán, điều khoản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp…Những điều khoản trên trong hợp đồng mà công ty đã thỏa thuận thường được quy định không rõ ràng mà đơi khi cịn sơ sài, những điều khoản này do vậy mà không thể hiện được một cách rõ ràng nhất, chi tiết nhất ý chí của các bên trong hợp đồng. Bên cạnh đó, cơng ty cịn gặp khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. Với công ty việc định giá tài sản bảo đảm có lúc gặp khó khăn. Điển hình là các trường hợp : Giá trị vật bảo đảm không tương xứng với giá trị thực tế của nó; vật được đem làm vật thế chấp, cầm cố hay bảo không được phép để đem ra làm bảo đảm …Hoặc có khi do quen biết, do làm ăn lâu năm, hay do ngại thủ tục rườm rà nên khi giao kết hợp đồng công ty đã không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đây có thể là một trong những yếu tố dẫn tới hợp đồng bị vô hiệu, gây tổn thất không đáng có cho cả hai bên tham gia hợp đồng.
Khó khăn trong công tác thực hiện hợp đồng mua bán hàng hố
Điều kiện vật chất và con người của cơng ty là những yếu tố hàng đầu tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Tuy vậy, cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty TNHH dệt may Hưng Thịnh lại cịn hạn chế nên việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong cơng ty tại một số giai đoạn cịn gặp khó khăn. Ngồi ra, cơ cấu lao động của cơng ty đa phần là các nhân viên trẻ, trình độ giữa họ chưa đồng đều cịn thiếu kinh nghiệm vì thế nên việc thực hiện hợp đồng cịn chậm, chưa linh hoạt.
Có thể nói, những khó khăn trên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Do vậy đã làm năng suất lao động, doanh thu và lợi nhuận của công ty bị sụt giảm. Thế nên công ty cần đề ra các phương hướng tháo gỡ, giải quyết triệt để những khó khăn trên, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong hoạt động mua bán hàng hóa.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ VỀ KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA
3.1 Quan điểm hồn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Sau gần 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh.... Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ.
Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật khơng cấm. Tạo cơ sở pháp luật để cơng dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực và phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước. Tạo lập mơi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hồn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tơn trọng thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế. Đổi mới cơ bản pháp luật về phá sản.
Bên cạnh đó, Nhà nước ta nên đưa ra những chính sách có lợi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc mua bán và phân phối hàng hóa, thúc đẩy q trình phát triển đất nước. Ví dụ như các chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, đất đai, chính sách về thương nhân, đại lý, các chính sách về thị trường và mặt hàng…nhằm khuyến khích các cơng ty đầu tư phát triển, nâng cao năng suất, phát triển kinh tế. Ngoài ra, nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng hóa như: hạ tầng cơ sở giao thơng, hạ tầng cơ sở thơng tin, thanh tốn, kho bãi, vận chuyển.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại rất dễ phát sinh những mâu thuẫn và vấn đề cần giải quyết, nhất là về vấn đề kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, nhà nước cần quan tâm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, ban hành các quy định mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua bán hàng hóa phát triển, giảm bớt sự điều chỉnh của các văn bản luật không liên quan, tránh sự
chồng chéo giữa các văn bản về cùng một vấn đề
Những hạn chế của pháp luật hiện hành về hợp đồng:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Ở Việt nam cũng chưa thừa nhận rộng rãi án lệ, tập quán,thông lệ thương mại là nguồn của pháp luật hợp đồng
Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp...cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành
Có nhiều vấn đề vừa được quy định trong Bộ luật Dân sự vừa được quy định trong Luật Thương mại và vấn đề đáng nói ở đây là giữa chúng có sự thống nhất ở mức độ tương đối cao. Ví dụ: các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại cơ bản thống nhất với các quy định điều chỉnh hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật Dân sự; các quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân trong Luật Thương mại về cơ bản là giống với các quy định hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật Dân sự; các quy định về hợp đồng thuê hàng hóa trong Luật Thương mại giống với các quy định về hợp đồng thuê tài sản trong Bộ luật Dân sự. Hoặc có những quy định mặc dù cách sử dụng từ ngữ không giống nhau nhưng bản chất của chúng lại hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, em thấy rằng những quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 không cần thiết phải lặp lại trong trong Luật Thương mại 2005. Bởi nếu sự lặp lại đó vẫn bảo đảm được tính thống nhất của pháp luật thì khơng sao, cịn nếu lặp lại nhưng khơng có sự thống nhất thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn khi áp dụng. Các quy định được áp dụng chung để điều chỉnh các quan hệ dân sự thuần túy và các quan hệ kinh doanh, thương mại thì chỉ nên quy định trong Bộ luật Dân sự để đảm bảo sự thống nhất, nhất quán của pháp luật.
Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng:
Việc sửa đổi các quy định về hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự phải nhằm mục đích bảo đảm, bảo vệ quyền tự do hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Trong nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, quyền tự do hợp đồng phải được ghi nhận và đảm bảo. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có quyền tự do giao kết hợp đồng, tự do thỏa thuận, tự định đoạt và hợp đồng được xác lập chính trên cơ sở của sự tự do thỏa thuận.
Việc cải cách pháp luật hợp đồng phải đáp ứng được nhu cầu thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ hợp đồng. Để đáp ứng được yêu cầu này Bộ Luật Dân sự cần được xây dựng thành bộ luật gốc điều chỉnh quan hệ tư trong đời sống xã hội
Để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về hợp đồng nên điều chỉnh lại cơ cấu tổng thể của pháp luật hợp đồng hiện nay. Các quy định có tính chất chung chỉ nên quy định trong Bộ Luật Dân sự. Trong Bộ Luật này cần có những quy định chung có tính khái qt cao, thể hiện rõ quyền tự do hợp đồng để đảm bảo tính ổn định cao của Bộ Luật Dân sự sau lần sửa đổi, bổ sung này. Không nên đưa vào Bộ Luật Dân sự các quy định về các loại hợp đồng chuyên biệt mà để cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định. Nếu
có đưa một loại hợp đồng nào dó vào trong BLDS thì khơng nên quy định ở văn bản pháp luật khác nữa để tránh trùng lặp, chồng chéo.
Ngoài ra, cần bổ sung các quy định mới về giá trị của điều lệ, quy chế và điều kiện giao dịch của doanh nghiệp, pháp nhân, tổ chức trong mối quan hệ với pháp luật hợp đồng, cần làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.
3.2 Một số kiến nghị
3.2.1.Kiến nghị về phía nhà nước nhằm hồn thiện pháp luật
Trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá thường dễ nảy sinh tranh chấp nên rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Việc nhà nước cần quan tâm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực này là điều thực sự cần thiết.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa phải tạo sự thống nhất thuật ngữ, giải thích và áp dụng quy định về vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trong tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa phải nhằm giúp các bên kí kết hợp đồng dễ dàng áp dụng các chế tài có liên quan khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng
Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm tạo sự thuận lợi, dễ dàng và thống nhất cho các cơ quan giải quyết tranh chấp về hợp đồng của Việt Nam trong việc áp dụng các chế tài có sự vi phạm cơ bản hợp đồng
Hồn thiện các quy định cảu pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa nahwmf tạo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa
3.2.1.1 Nhà nước cần ban hành một hệ thống pháp luật văn bản pháp lý thống nhất, ổnđịnh và minh bạch.