Hồn thiện hệ thống pháp luật tạo mơi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) mở rộng thị trƣờng tiêu thụ vật tƣ xây dựng của công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển xây dựng aseco (Trang 40 - 43)

tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ hoạt động vừa và nhỏ như công ty Cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Aseco. Môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp các công ty yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy lợi thế của mình. Tránh tình trạng cơng ty lớn lấn áp cơng ty bé dẫn đến độc quyền sản xuất, mua, bán vật tư xây dựng, làm mất ổn định nền kinh tế và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng thơng thống, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thương mại. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục như đăng ký kinh doanh, giấy vay vốn, khai báo nộp thuế, hợp đồng thuê mặt bằng... Các thủ tục này rõ ràng, đơn giản thì hoạt động thương mại của ngành mới nhanh chóng được thực hiện và dễ dàng triển khai hoạt động.

Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại với các nước trên thế giới. Sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Công thương

- Tăng cường công tác tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước đối với mặt hàng vật tư xây dựng, đảm bảo cân đối cung cầu vật tư. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông vật tư trong từng thời kỳ, thúc đẩy phát triển thương mại và thị trường vật tư trong nước.

- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường đảm bảo chất lượng vật tư xây dựng trên thị trường cũng như nắm rõ tình hình thực tế để có những biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả. Đồng thời phải xử lý các vi phạm một

cách hợp lý, mang tính răn đe, đúng người đúng tội tránh tình trạng tái phạm, hướng các hoạt động thương mại phát triển công bằng, kinh doanh đúng pháp luật.

3.3.3 Kiến nghị với Bộ Xây dựng

- Tăng cường liên kết giữa những công ty cùng sản xuất vật tư xây dựng. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa những cơng ty này với nhau nhằm tìm hiểu, đề ra xu hướng phát triển chung từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho ngành.

- Tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ vật tư xây dựng, nghiên cứu mẫu mã, thông tin trên thị trường nhằm hỗ trợ các công ty sản xuất vật tư xây dựng khác.

- Có những hỗ trợ tài chính cũng như thơng tin cho các doanh nghiệp sản xuất vật tư xây dựng. Có thể tập trung nguồn vốn thành một quỹ tương đối nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khi gặp khó khăn. Quỹ này có thể được hình thành từ một phần lợi nhuận được trích ra của các doanh nghiệp, có thể từ sự ủng hộ của Nhà nước.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng còn yếu kém cũng gây hạn chế cho việc sản xuất hàng hóa và đầu tư nói chung. Do đó, muốn khuyến khích sản xuất phát triển nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng như các cơng trình giao thơng, thơng tin liên lạc… nhằm tại điều kiện hạ giá thành sản phẩm vật tư xây dựng do giảm chi phí liên quan đến các vấn đề như liên lạc, vận tải.

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Với việc nghiên cứu về đề tài: “Mở rộng thị trường tiêu thụ vật tư xây dựng của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng ASECO Việt Nam” đã đánh giá được phần nào về tình hình hoạt động thương mại của cơng ty, biết được những điểm mạnh điểm yếu, đưa ra được các giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ vật tư cho thời gian sắp tới. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và năng lực, nên khóa luận mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những số liệu thứ cấp thu thập được để đưa ra các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ vật tư của cơng ty. Do đó, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu là:

- Sự ảnh hưởng của nguồn lực lao động đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ vật tư xây dựng của công ty thông qua số liệu sơ cấp.

- Nghiên cứu hiệu quả của hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mà cơng ty đã tiến hành, từ đó có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhất.

- Những biện pháp, kiến nghị cụ thể và bám sát thực tiễn hơn, tìm hiểu sâu hơn về các đối thủ cạnh tranh: giá cả, sản phẩm, thương hiệu.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới đã đặt các doanh nghiệp Việt nam trước rất khó khăn, thách thức. Để phát triển, nâng cao vị thế trên thương trường các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ... Mở rộng thị trường tiêu thụ là cơng tác rất quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Qua thời gian thực tập tại công ty, tôi nhận thấy công ty đã đạt được những thành công nhất định trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ vật tư của mình. Song trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi mà xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa đang từng ngày từng giờ tác động mạnh mẽ đến mọi ngành kinh tế, mọi

lĩnh vực thì những thành cơng của cơng ty càng phải không ngừng được củng cố và phát triển hơn nữa. Có như vậy cơng ty mới có thể duy trì được vị thế vốn có và từng bước chiếm lĩnh thị trường.

Khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhưng chỉ mang tính chất định hướng tham khảo, do cịn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, bởi vậy tơi rất mong sẽ nhận được sự góp ý, bổ sung từ phía thầy cơ giáo và cán bộ trong công ty. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Phạm Thị Dự cùng các cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Aseco đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Hà Văn Sự, Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương, Khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại.

2. Hoàng Thị Kim Hiền (2008), Giải pháp phát triển thị trường với đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát của Công ty gạch ốp lát Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp – Trường Đại học Thương Mại.

3. Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

4. Ngũ Đức Sơn (2013) Phân tích cầu và một số biện pháp mở rộng thị

vấn Cơng nghệ Hồng Mai trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015, Luận văn tốt nghiệp

– Trường Đại học Thương Mại.

5. Phạm Cơng Đồn (2012), Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

6. Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2011, Giáo trình kinh tế phát

triển, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

7. Phịng kế tốn - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2012, 2013, 2014, 2015), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ASECO Việt Nam.

8. Phòng kinh doanh - Cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường của công ty Cổ phần

Đầu tư và Xây dựng ASECO Việt Nam giai đoạn 2013 – 2016.

9. Thái Thị Hồng (2014), Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại

mặt hàng vật liệu xây dựng gạch trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn hiện nay. Lấy công ty cổ phần gạch Granit Nam Định làm đơn vị nghiên cứu, Khóa luận khoa

kinh tế _Đại học Thương mại

10. TS.Trần Thúy Loan (2005), Giáo trình kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) mở rộng thị trƣờng tiêu thụ vật tƣ xây dựng của công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển xây dựng aseco (Trang 40 - 43)