Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án đầu tƣ đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh thăng long phòn (Trang 56)

4 .Phương pháp nghiên cứu

5. Kết cấu khóa luận

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của

đầu tư của Khách hàng Doanh nghiệp tại NHTMCP Tiên Phong-PGD Phạm Hùng

3.2.1 Về quy trình thẩm định

- Cần hồn thiện theo hướng đơn giản và hợp lý hơn.

- Thành lập phòng thẩm định dự án riêng biệt kết hợp với việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong thẩm định hơn. Nếu trường hợp cần thiết ngân hàng có thể th chun gia có trình độ và uy tín cao ở nhiều lĩnh vực tham gia vào phòng thẩm định để đạt hiệu quả cao nhất và giảm được bớt rủi ro.

- Cần có quy trình thẩm định riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế khác nhau. Quy trình thẩm định chung thì sẽ gây ra khó khăn cho cán bộ tín dụng khi thẩm định các dự án khác nhau. Với việc xây dựng quy trình thẩm định riêng cho từng ngành nghề thì cán bộ thẩm định sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định dự án và hiệu quả thẩm định dự án đầu tư sẽ được nâng cao hơn, tạo cơ hội đầu tư cho khách hàng và nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng trên thị trường.

3.2.2 Về phương pháp thẩm định

sẽ dự báo được thị trường tương lai, dự báo được nhu cầu dùng sản phẩm trong tương lai, dự báo được cung cầu, giá cả, tình hình về nguyên vật liệu … để từ đó xem xét, đánh giá được được độ khả thi của dự án vào những ảnh hưởng trực tiếp của các dự báo đó. Trong q trình sử phương pháp dự báo cần phải phân tích cả những chỉ tiêu định tính, cả những chỉ tiêu định lượng.

- Cần kết hợp giữa phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy để thẩm định dư án nhằm đem lại kết quả thẩm định cao.

- Sử dụng thêm các phương pháp hiện đại vào để tính các chi tiêu tài chính,sử dụng các cơng cụ hiện đại để thẩm định các dự án đầu tư là hết sức quan trọng. Đó là: phần mềm kinh tế lượng, mơ hình tốn và các mơ hình xác suất,…

3.2.3 Nội dung thẩm định

- Đầy đủ

- Chú trọng thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư

- Có từng giải pháp hồn thiện hơn từng khía cạnh trong nội dung thẩm định

- Quán triệt các quy định của nhà nước về công tác thẩm định để các cán bộ căn cứ vào đó thực hiện việc thẩm định một cách khoa học, đúng đắn.

- Đối với khía cạnh kỹ thuật: hiện nay cơng tác thẩm định kỹ thuật còn sơ sài cần phải thẩm định kỹ hơn, nên thẩm định cả khả năng quản lý thi công của chủ đầu tư, thẩm định cơ sơ hạ tầng của dự án.

3.2.4 Nâng cao nghiệp vụ thẩm định của các cán bộ thẩm định đểphục vụ yêu cầu tiếp cận cơng nghệ mới trong q trình thẩm định. phục vụ yêu cầu tiếp cận cơng nghệ mới trong q trình thẩm định.

- Tuyển dụng cán bộ đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp trong công tác thẩm định dự án.NH nên tuyển cán bộ thẩm định chủ chốt tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế, ngân hàng, tài chính. Đồng thời phải biết đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng làm việc theo nhóm tốt.

- Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn những kiến thức mới và trao đổi kinh nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp nhất là kỹ năng thẩm định dự án.

- Có chính sách đãi ngộ hợp lí: đảm bảo trả thù lao xứng đáng cho cơng sức mà cán bộ thẩm định đã bỏ ra, ln có chế độ khen thưởng kịp thời cho những thành tích mà mỗi cán bộ đạt được nhằm khích lệ tinh thần và nhiệt huyết của họ. Đồng thời cũng phải có những biện pháp xử lý những cán bộ vi phạm lỗi nhằm làm gương cho những cán bộ khác, nhằm giúp họ thấy được tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án. các cấp lãnh đạo cũng phải liên tục kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định để phát hiện những sai sót để kịp thời khắc phục nó.

3.2.5 Giải pháp nguồn thông tin

- Cần được thông suốt giữa các phòng ban.

- Xây dựng và khơng ngừng hồn thiện những phương pháp thu thập, phân tích, xử lý các thơng tin trên mạng máy tính.

3.2.6 Về thời gian thẩm định

Thường thì quá trình thẩm định của một số dự án hay kéo dài nên làm ảnh hưởng rất lớn hiệu quả đầu tư. Như vậy nó làm mất đi nhiều cơ hội đâu tư và tăng thêm chi phí. Vì vậy, NH cần phải quy định thời gian cụ thể cho công tác thẩm định đối với mỗi loại dự án.

3.2.7 Các giải pháp khác.

-Cần phải phát triển hoạt động Marketing ngân hàng.

- Lập quỹ hộ trợ cho công tác thẩm định dự án.

-Nâng cao năng lực quản lý của mình,nâng cao khả năng chun mơn hóa theo từng lĩnh vực và đảm bảo được tính chính xác, kịp thời.

3.3 Đề xuất và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư của Khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Tiên Phong-PGD Phạm Hùng

Khi mà cơ chế chính sách của nhà nước có sự thay đổi sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động của NH vì các hoạt động của NH đều chịu sự điều chỉnh của các bộ luật và các quy định chung, văn bản của nhà nước. Muốn hoạt động của NH ngày càng phát triển mạnh thì nhà nước cũng như các bộ, ngành phải có các giải pháp thích hợp sau:

- Cần cơng khai, minh bạch trong hệ thống luật, các văn bản liên quan

Đối với luật đất đai: Khi một doanh nghiệp kinh doanh cần phải sử dụng đất nhưng ở nước ta cơ chế đất đai là vấn đề rất phức tạp, nhiều quy trình, thủ tục cho nên khi thẩm định dự án cán bộ cũng gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Muốn đầu tư hiệu quả, quá thẩm định dự án đỡ tốn thời gian thì nhà nước ta phải bổ sung thêm một số điều luật cần thiết về quy định thời gian cho thuê đất, xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên trong hợp đơng th đất. Đồng thời có quy hoạch cụ thể về tổng thể về đất đai và đưa ra định giá về thuê đất.

Luật đầu tư: nhà nước nên hoàn thiện thêm luật đầu tư để khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là cải thiện thêm luật đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư nước ngồi. Như vậy sẽ có nhiều dự án được đưa vào thực hiện hơn. Q trình thẩm định sẽ được hồn thiện hơn.

- Cần tăng cường hỗ trợ thông tin.

Thông tin là một yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế của NH cũng như của nhà nươc. Vì vậy, nhà nước rất khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin.

- Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Nếu nhà nước xây dựng được một mơi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định thì sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư, như thế quá trình CNH – HĐH của nước ta sẽ dễ dàng hoàn thành sơm hơn dự kiến.

Khi xây dựng một mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh sẽ tạo ra sự cạnh tranh cơng bằng cho các doanh nghiệp. Có như thế, trong quá trình thẩm

định cán bộ thẩm định sẽ bớt ưu tiên cho các dự án của doanh nghiệp nhà nước. sẽ giúp cho NH không bỏ lỡ các dự án có tính khả .

Mơi trường kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc thu hút đầu tư nước ngồi. Do đó mơi trường kinh doanh mà không thuận lợi về các quy chế sẽ gây khó khăn cho cán bộ thẩm định dự án.

3.3.2 Kiến nghị với NHNN và NHTM khác

NHNN cần phải đưa ra những quy định chung cho quá trình thẩm định để tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định dự án một cách dễ dàng, tránh được nhứng vướng mắc và hiểu sai trong q trình thẩm định.

NHNN phải tăng cường chính sách để hộ trợ cho các NHTM nói chung và TPBank nói riêng. NHNH mở các khóa tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ, nhân viên. Hàng năm, NHNN còn tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm toàn ngành cho các cán bộ thẩm định của các NHTM với nhau.

NHNH cần phải thường xuyên thanh tra, kiếm tra, giám sát đối với NHTM để còn kịp thời phát hiện sai sót trong cơng tác thẩm định dự án.

Đối với các NHTM : nên quan hệ với nhau để tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm và thông tin.

KẾT LUẬN

Như vậy, từ những phân tích ở trên chúng ta có thể nhận thấy rằng thẩm định dự án đầu tư là một nội dung rất quan trọng. Việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng.

Tuy nhiên, thẩm định dự án đầu tư là một công việc phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Chất lượng thẩm định dự án khơng những phụ thuộc vào trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức của người cán bộ thẩm định mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: quy trình, nội dung thẩm định, trang thiết bị cơng nghệ, thơng tin, cách thức tổ chức quản lý, môi trường pháp ly, mơi trường kinh tế,...Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư không thể chỉ dựa vào sự nỗ lực của Ngân hàng mà cịn cần có sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ ngành liên quan. Để có thể đề ra được những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cần phải có q trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện.

Qua thời gian được thực tập tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong- PGD Phạm Hùng, tận mắt thấy những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác thẩm định, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại PGD. Trong quá trình thực hiện mặc dù đã rất cố gắng nhưng do những hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ.

Một lần nữa, em xin tỏ lịng biết ơn chân thành tới cơ : Th.S Nguyễn Thanh Huyền cùng tồn thể cán bộ tín dụng phịng Quan hệ khách hàng PGD TPBank Phạm Hùng đã nhiệt tình giúp đỡ em hồn thành khóa luận này!

1. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, ĐH Thương Mại

2. Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại,Nxb Thống kê 2011.

3. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. PCS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Từ Quang Phương (2007 ), Giáo trình kinh tế đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Trần Thanh Hải (2008), "Những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực tài chính- ngân hàng khi Việt nam gia nhập WTO", Tạp chí Ngân hàng, 56(5), tr. 2-8.

7. Đào Hải Hiền (2007), "Quản trị rủi ro hoạt động - Hành trang của NHTM bước vào hội nhập WTO", Tạp chí Ngân hàng, 55(23), tr. 26 - 27.

8. Phí Trọng Hiển (2007), "Hệ thống ngân hàng Việt Nam - Hội nhập và phát triển bền vững", Tạp chí Ngân hàng, 55(1), tr. 9 - 12.

9. Trần Văn Hiệu (2006), "Quan hệ tín dụng giữa TCTD và doanh nghiệp khi Việt nam gia nhập WTO", Tạp chí Ngân hàng, 54(17), tr. 43 - 44.

doanh nghiệp tại PGD TPBank Phạm Hùng.

Giới thiệu chung về dự án đầu tư

Tên dự án: “Đầu tư mở rộng dây chuyền sản nước uống đóng bình” của cơng ty TNHH Thương mại tổng hợp Việt Star

- Địa điểm đầu tư: Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội - Tổng mức đầu tư: 1.450.000.000 đ

Số vốn tự có: 885.000.000 đ chiếm 61,03%

Số vốn vay TPB Phạm Hùng: 565.000.000 đ chiếm 38,97%

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới từ nguồn vốn tự có và vốn vay ngân hàng thương mại.

Giả sử các nội dung thẩm định khác đều đạt yêu cầu, sau đây ta sẽ thẩm định về mặt tài chính của dự án và khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo.

Thẩm định về phương diện tài chính của dự án:

Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và tính khả thi dự án Tổng vốn đầu tư: 1.450.000.000 đ

Trong đó:

-Chi phí mở nhà máy sản xuất nước đóng chai

Mặt bằng: 250 m2

Địa chỉ: Số 56/20 Mỹ Đình- Mỹ Đình- Từ Liêm- Hà Nội. Hình thức : Hợp đồng thuê lâu dài

+ Chi phí thuê : 15 tr/tháng x 12 tháng =180 triệu +Chi phí xây dựng : 670 triệu đồng

→ Chi phí mặt bằng : 850 triệu đồng

Khoan giếng: 20 triệu

Bồn chứa: 30 triệu

Chi phí thiết kế nhãn mác, màng co (lần đầu): 35 triệu

- Nhân sự :

Nhân viên vận hành hệ thống: 03 người

Nhân viên giao hàng: 01 người

Nhân viên đóng gói: 02 người

Quản lý: 01 người

-Chi phí sản xuất: chủ yếu bao gồm nhân công, điện, nước, nhãn, màng co

Tổng giá thành xuất xưởng mỗi bình 20 lít: 4.000 – 7.000 đồng

Nhận xét, đánh giá của cán bộ TDNH về:

-Tính khả thi của dự án : Kinh doanh nước giải khát nói chung và nước uống đóng chai (bao gồm nước khống, nước suối, nước tinh khiết) nói riêng là một ngành siêu lợi nhuận. Hàng năm ngành kinh doanh này thu hút thêm rất nhiều nhà đầu tư mới. Ngay cả những khi kinh tế khó khăn, thực phẩm, nước uống vẫn là ngành đầu tư hấp dẫn nhất (theo Thời báo Kinh tế Saigon). Sản phẩm nước đóng chai có nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao, đặc biệt khi thời tiết chuyển sang hè. Bên cạnh đó, nhà máy sản cuất nước được xây dựng trong khu vực có mật độ dân số cao, gần bến xe và nhiều trường đại học lớn. Do vậy, khơng những tình hình đầu ra được ổn định mà chi phí vận chuyển cũng được tiết kiệm tối đa, đồng nghĩa với việc tăng thêm lợi nhuận cho nhà sản xuất.

-Về nguồn vốn tự có của cơng ty để đầu tư dự án : được lấy chủ yếu từ nguồn lợi nhuận hàng năm để lại chưa phân phối cho các thành viên góp vốn.

Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án: - Cơ sở tính tốn:

Căn cứ các mức chi phí dự đã lập trong dự án đầu tư của công ty TNHH Thương mại tổng hợp Việt Star và trên cơ sở tham khảo giá một số nguyên vật liệu

Căn cứ vào các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đã có số liệu cụ thể trong từng năm của công ty.

- Doanh thu hàng năm được xác định trên cơ sở sản lượng sản xuất cũng như nhu cầu tiêu thụ ổn định và không thay đổi nhiều qua các năm. Năm đầu tiên dự kiến công suất sản xuất chỉ đạt 80%, các năm tiếp theo đạt 100% công suất.

- Khấu hao cơ bản tính theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định và phương pháp tính khấu hao. Cán bộ thẩm định tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong 5 năm đối với máy móc thiết bị.

- Kế hoạch trả nợ ngân hàng: khoản vay cho dự án là với thời hạn khoản vay là 3 năm, lãi suất cho vay dài hạn VNĐ là 15%/năm.

- Lãi vay vốn cố định và vốn lưu động đều áp dụng với mức 15%.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án đầu tƣ đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh thăng long phòn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)