Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán chi phí xây lắp tại công ty cổ phần sông đà 2 – chi nhánh sông đà 208 (2) (Trang 49 - 52)

CTCP Sơng Đà 2– Xí nghiệp Sông Đà 2 .08

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1. Những kết quả đã đạt được

Trong tổ chức quản lý

Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Sơng Đà 208 có thể nhận thấy bộ máy quản lý của XN được bố trí gọn nhẹ với 4 phòng ban chức năng độc lập, mỗi phòng ban chịu một mảng trách nhiệm về một mảng lĩnh vực khác nhau. Nhưng thường xuyên hỗ trợ nhau về mặt nghiệp vụ và tham mưu cho lãnh đạo XN trong cơng tác quản lý chung. Việc tổ chức các phịng ban độc lập cũng làm cho hiệu lực quản lý của XN được nâng cao, việc quyết định trách nhiệm cho từng bộ phận trở nên dễ dàng thuận lợi hơn. Mặt khác việc tổ chức cơ cấu gọn nhẹ giúp XN tiết kiệm được các khoản chi phí, tránh lãng phí trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho

bộ máy quản lý của XN hoạt động linh hoạt hiệu quả và thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Trong tổ chức cơng tác kế tốn

Tổ chức cơng tác kế tốn của XN phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường. Bộ máy kế toán gọn nhẹ cùng đội ngũ nhân viên kế toán đều tốt nghiệp đại học chính quy chun ngành kế tốn nên ln hoạt động có hiệu quả. Tuy vậy đội ngũ kế tốn của XN khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ quản lý để nắm bắt kịp thời với sự thay đổi của chế độ kế toán nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của XN.

Hiện nay XN đã sử dụng mơ hình kế tốn tập trung rất phù hợp với năng lực quản lý và hình thức tổ chức sản xuất theo phương thức kế toán của XN.

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được xử lý tại phịng kế tốn, giúp kế tốn kiểm sốt và nắm bắt kịp thời toàn bộ hoạt động kinh tế của XN.

Ngồi ra cơng tác kế tốn của Xí nghiệp Sơng Đà 208 cịn được sự giúp đỡ của phần mềm SAS. Nhờ có phần mềm kế tốn này khối lượng công việc ghi chép đã giảm đáng kể trong khi vẫn đảm bảo tính đầy đủ chính xác của số liệu kế tốn. Cơng việc hàng ngày của phịng kế tốn được tập trung vào khâu thu thập, xử lý chứng từ, nhập số liệu và nội dung các nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại vào máy. Sau khi nhập số liệu vào các chứng từ mã hóa trên máy, chương trình sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ kế toán liên quan.

XN áp dụng hình thức nhật ký chung trong cơng tác kế tốn, hình thức này có ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh rõ trên sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi phí tiết theo trình tự thời gian và định khoản. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm khối lượng công việc ghi chép lớn do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng một lúc phải ghi vào nhiều loại sổ khác nhau. Việc sử dụng phần mềm kế toán SAS đã giúp XN khắc phục được nhược điểm của hình thức kế tốn nhật ký chung.

Trong kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Hệ thống sổ kế toán của XN được mở theo đúng chế độ kế toán. Việc tập hợp luân chuyển chứng từ tương đối chặt chẽ, tránh đến mức tối đa sự thất thoát về tài

sản, tiền vốn của XN cũng như của xã hội. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch tốn tương đối chính xác.Việc xác định đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cơng trình hạng mục cơng trình cùng với một quy trình hạch tốn tương đối chặt chẽ đã giúp cơng tác hạch tốn chi phí sản xuất được thực hiện tốt và phù hợp với yêu cầu và điều kiện sản xuất kinh doanh. Hầu hết các khoản mục chi phí đều được tập hợp trực tiếp, việc phân bổ gián tiếp chi phí máy thi cơng và chi phí sản xuất chung chỉ là một phần rất nhỏ đã tiết kiệm được thời gian tính giá thành và nâng cao tính chính xác của quy mơ tính giá thành. Với hình thức khốn cho các đội đã nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự chủ trong sản xuất, các đội sẽ phải tự chủ trong việc cung ứng đầu vào sao cho sát với yêu cầu thực tế nhưng lại khơng được vượt q giá trị giao khốn. Cơng ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp, phương pháp này thích hợp do hầu hết các cơng trình đều kéo dài trong nhiều năm và chia thành nhiều giai đoạn.

Ta xem xét cụ thể từng khoản mục chi phí sản xuất:

+Về kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp: Trước khi tiến hành mua nguyên

vật liệu các đội đều lập kế hoạch, điều này đảm bảo cho cơng trình thi cơng khơng bị gián đoạn và phù hợp với dự tốn của cơng trình được lập tại Cơng ty.

+Về kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp: Chi phí nhân cơng được theo dõi

thường xun, chặt chẽ và chính xác thơng qua Bảng chấm cơng (lao động trong Công ty) và Hợp đồng lao động (lao động th ngồi). Đồng thời việc áp dụng hình thức lương theo sản phẩm đã nâng cao năng suất lao động, khuyến khích lao động làm việc hiệu quả hơn.

+Về kế tốn sử dụng máy thi công: Cơng ty ln theo dõi kịp thời q trình sử

dụng máy thi cơng. Việc tách biệt giữa chi phí sử dụng máy thi cơng và chi phí sản xuất chung đã tránh tình trạng phân bổ khơng hợp lý và nhầm lẫn giữa các khoản mục.

+Về kế tốn chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được hạch tốn

chi tiết cho từng cơng trình, hạng mục cơng trình đồng thời được chi tiết theo các khoản mục trong quy định.

Những ưu điểm trong công tác quản lý, kế tốn CPSX nêu trên có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của XN. Tuy nhiên cơng tác hạch tốn chi phí trong XDCB là một

cơng việc rất phức tạp vì vậy trong việc thực hiện cơng tác này ở XN vẫn cịn tồn tại một số hạn chế khó khăn nhất định.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán chi phí xây lắp tại công ty cổ phần sông đà 2 – chi nhánh sông đà 208 (2) (Trang 49 - 52)