III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT
2. GIẢI PHÁP VI MÔ
2.5 ỔN ĐỊNH NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ PHỤ LIỆU
Trong sản xuất dệt may, ngun liệu đóng vai trị quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản xuất và hiệu quả sản xuất. Ngành dệt may Việt Nam có ngun liệu chính là bơng xơ, xơ sợi tổng hợp,len đay, tơ tằm, xơ liber khác, các loại hoá chất cơ bản và thuốc nhuộm… trong đó quan trọng nhất là bơng xơ và xơ sợi tổng hợp. Do không chủ động được nguồn nguyên vật liệu nên ngành dệt may luôn phải chịu sức ép nặng nề của việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới. Mặt khác, nguồn nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu không thống nhất ở một số đơn vị có chức năng nhập và do nhiều đầu mối, thậm chí khơng phải qua ngành dệt mà vẫn đứng ra nhập khẩu và phân phối bông sợi theo nhiều loại giá khác nhau, đầu cơ làm biến động giá đầu vào khiến giá đầu ra khơng ổn định. Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời đồng ý đầu tư 1.500 tỷ đồng cho việc phát triển vùng nguyên liệu. Đầu tư phát triển cây bông và các nhà máy sản xuất xơ nhân tạo nhằm tự túc phần lớn nguyên phụ liệu cho dệt và may, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm dệt, may. Mục tiêu dự kiến, phát triển cây bông đến năm 2010 so với năm 2000, diện tích tăng hơn 7 lần, năng suất tăng hơn 60% và sản lượng tăng hơn 13 lần. Để đạt được mục tiêu làm chủ hoàn toàn nguyên liệu cho ngành dệt may, cần sớm quy hoạch tổng thể vùng bông, đưa bông vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Thực tế cho thấy việc phát triển bông ở một số địa phương đem lại thu nhập cao và ổn định cho bà con nông dân.
càng cao do chế biến đã được hiện đại hố. Nhiều giống bơng lai tương đương bơng nhập khẩu. Công ty bông Việt Nam đã xác định được các biện pháp kỹ thuật cho từng vùng, bơng có thể trồng cả mùa mưa (vụ mùa) và mùa khô (vụ đông xuân trên đất cát, đất phù sa, trên núi, ven núi đất trồng màu…) do đó việc đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng nơng nghiệp là hồn tồn có thể.
Khuyến khích đầu tư cho sản xuất phụ liệu giảm bớt phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại. Đồng thời xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước (chính sách thuế, quy định về hàm lượng nội địa của sản phẩm, thưởng xuất khẩu…)