1. Tiềm năng phát triển hàng dệt may Việt Nam.
Trong giai đoạn qua nhờ thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp dệt may đã không ngừng phát triển cả về quy mô, năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng gắn với thị trường xuất khẩu như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Đây là những thị trường mà ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển đáng khích lệ, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước đạt mức tăng trưởng bình quân 14%/ năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong các ngành công nghiệp. Điều này cho thấy ngành dệt may Việt Nam đã thực sự trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn.
Với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp, thêm vào đó ngành cơng nghiệp dệt may khơng u cầu kỹ thuật q khó cho nên ngành dệt may Việt Nam có một tiềm năng phát triển rất lớn trong thời gian tới. Hơn nữa nước ta cũng là nước có khí hậu phù hợp với cây bơng do đó trong tương lai gần, nguyên liệu cơ bản không phải là vấn đề khó đối với ngành dệt may đang được nhà nước xác định là một nền công nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn đầu của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay ngành được đầu tư với khối lượng vốn khá lớn và hưởng nhiều ưu đãi khác cho phát triển của ngành và đầu ra của ngành.
2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, ngành dệt may cũng đang dần khẳng định được vị trí của mình. Sau hơn 1 năm gia nhập WTO, dệt may Việt Nam có sự tăng trưởng khá tốt. Mặc dù các nước xuất khẩu dệt may đầu năm 2009 đều tăng trưởng âm nhưng dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng 20%14. Đây là điều rất đáng mừng của dệt may Việt Nam. Hơn thế nữa Việt Nam đã trở thành mặt
14
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Hàng loạt các tập đoàn nước ngoài đang chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam cho thấy sự khởi sắc của ngành.
Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, việc áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra những mặt hàng có tính khác biệt và có giá trị gia tăng cao là một trong những chuyển biến mạnh mẽ nhất đã được các doanh nghiệp thực hiện một cách sáng tạo. Cụ thể như các mặt hàng xơ sợi tổng hợp lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam của công ty Formosa Industrial (Đồng Nai), sợi lõi co giãn của công ty Tainan Spinning (Đồng Nai), các mặt hàng sợi CLC xuất khẩu của công ty cổ phần Thiên Nam (Bình Dương)…., các loại vải thun 4 chiều, đa chức năng của Tổng công ty dệt Hà Nội, Công ty Lan Trần, công ty cổ phần dệt may Thành Cơng TP. Hồ Chí Minh….Nhóm sản phẩm cao cấp của cơng ty May Việt Tiến, Công ty May 10, công ty cổ phần May Sài Gòn 2, sản phẩm Corel xuất khẩu châu Âu của công ty Scavi,… Hơn nữa trong thời gian qua ngành dệt may Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi nhờ châu Âu và Hoa Kỳ áp dụng chế độ tự vệ đối với hàng nhập từ Trung Quốc- đối thủ lớn nhất của dệt may Việt Nam. Những điều trên đã khẳng địng một triển vọng phát triển bền vững của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đã vinh dự lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Vinh dự to lớn đó đã chứng tỏ tiềm năng của ngành dệt may nước ta, ngành dệt may Việt Nam có thể sánh ngang hàng với các quốc gia hùng mạnh về xuất khẩu dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh…