CƠ CẤU XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM TRONG

2.CƠ CẤU XUẤT KHẨU

Các mặt hàng xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam gồm có: hàng may mặc, tơ sợi, vải lụa, các loại sản phẩm khác. Trong đó, hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Nguyên nhân cũng dễ hiểu, bởi vì ngành may mặc được đầu tư khá nhiều về máy móc, trang thiết bị cũng như các yếu tố khác trong khi đó ngành dệt thì hiện nay tình hình sản xuất vẫn chưa tốt cả về máy móc, trang thiết bị, đội ngũ công nhân.

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngành dệt may Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Từ năm 1990 trở về trước, sản phẩm may mặc chủ yếu là sơ mi nam, nữ, quần áo bảo hộ và một số sản phẩm đơn giản xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và Đông Âu với sản lượng năm cao nhất là hàng trăm triệu sản phẩm. Khi thị trường này tan vỡ, sự khủng hoảng đã là động lực cho sự chuyển hướng thị trường, tạo vốn đầu tư máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất trong ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam. Sản phẩm dệt may đã dần dần được xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển như Canada, Thuỵ Điển, Australia, Hà Lan, Ba Lan… đặc biệt là Mỹ, Eu, Nhật Bản…

Danh mục mặt hàng xuất khẩu cũng ngày càng được cải tiến và phong phú hơn trước đây. Các loại hàng đã xuất khẩu sang thị trường Nhật, Canada, EU, Mỹ… bao gồm:

Vải tổng hợp bằng xơ. Khăn bông

Bộ Complet Veston nam

Pyjama bằng vải dệt thoi Chỉ, sợi nhân tạo

Sơ mi nam , nữ

Jacket 2; 3 lớp, Blouson T- shirt, dệt kim, cotton

Polo shirt Quần tây

Quần áo thể thao Vải dệt kim, tơ tằm Rèm, thảm các loại Túi xách các loại Khăn trải giường Vải tổng hợp Quần lót

Khăn trải bàn bằng lanh gai…

Và các sản phẩm từ sợi P.E, sợi tổng hợp khác.

( Nguồn: Báo thƣơng mại- tháng 7/2007)

Theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, hàng dệt may Việt Nam khá phong phú về chủng loại, song chính sự phong phú này làm cho chất lượng sản phẩm chưa được đồng đều. Hàng cao cấp, chất lượng cao của ta cịn ít, chủ yếu là áo sơ mi nam, T- shirt thì hầu hết là gia cơng cho nước ngồi, kiểu dáng mẫu mã khơng có gì mới lạ trên thị trường thế giới. Một số mặt hàng khác như vải dệt kim, tơ tằm, hay sợi chưa dệt thì hạn chế về màu sắc, chất lượng chưa thật tốt do chúng ta cịn nhiều khó khăn về thiết bị và công nghệ tiên tiến để xử lý sản phẩm. Mặt khác, do hạn chế về vốn và hoạt động marketing, các loại hàng dệt may Việt Nam chưa thích ứng được với sự thay đổi liên tục của thời trang thế giới nên thường bị lỗi mốt, dù chất lượng cao, giá hạ, vẫn không bán được. Đội ngũ thiết kế tạo mẫu của nước ta còn non yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm, chun mơn cịn kém nên hàng hoá của nước ta chưa bắt kịp với nhịp độ phát triển của thế giới. Do đó, đây cũng là vấn đề cần chú ý, khắc phục để sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam ngày càng đa dạng phong phú và có uy tín trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)