5. Kết cấu của khóa luận
1.3. Huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại
1.3.6. Những rủi ro chính đối với hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiêm
1.3.6.1. Rủi ro thanh khoản
Theo định nghĩa của Ủy ban thanh tra ngân hàng Basel, rủi ro thanh khoản là:
“rủi ro mà một định chế tài chính khơng đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng khơng gây tác động đến tình hình tài chính”. Nhìn chung, rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi và người vay. Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Như vậy, rủi ro thanh khoản trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm là loại rủi ro khi ngân hàng khơng có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao.
Những biểu hiện về rủi ro thanh khoản có thể được thể hiện như sau:
- Rủi ro thanh khoản gắn liền với hoạt động tài trợ thể hiện nguồn vốn bị cắt giảm ngoài dự kiến: Nguồn tiền gửi bị giảm mạnh do sự suy giảm uy tín của định chế tài chính; nguồn tiền gửi được chuyển sang định chế tài chính khác do thay đổi trong lãi suất tiền gửi; lượng tiền tiết kiệm bị suy giảm đột biến do nhu cầu rút vốn của người gửi tiền.
- Rủi ro thanh khoản gắn liền với đầu tư do không thu hồi được các khoản đầu tư trên thị trường và các khoản cho vay từ sự đổ vỡ trong đầu tư của thị trường và các con nợ bị phá sản; mức tăng đầu tư ngoài dự kiến do một khoản vốn lớn bị rút đi trong khuôn khổ các thỏa thuận cam kết; sự suy giảm tính thanh khoản trên thị trường của các tài sản cầm cố do khả năng chuyển đổi các tài sản cầm cố bị suy giảm, giá cả các tài sản cầm cố bị suy giảm mạnh, và các tài sản cầm cố mất đi tính hợp pháp về cầm cố;
- Rủi ro thanh khoản gắn liền với các yếu tố khác như là thiếu nguồn vốn đổ vào do khiếm khuyết của công tác sổ sách hoặc các khiếm khuyết khác gây ra, hệ thống máy tính bị trục trặc kỹ thuật và hệ thống thanh tốn có vấn đề.
Rủi ro thanh khoản trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng là do các nguyên nhân sau:
Một là, ngân hàng huy động quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá
nhân; sau đó chuyển hố chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Việc này dẫn đến tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.
Hai là, sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người
vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; cịn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Ba là, do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản khơng phù hợp
và kém hiệu quả như: các chứng khốn đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả...
1.3.6.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Cơ cấu tài sản Có, tài sản Nợ sẽ quyết định tình trạng rủi ro lãi suất của một ngân hàng. Tình trạng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào mức độ cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ mà điển hình là khi ngân hàng dùng tài sản Nợ ngắn hạn hoặc với lãi suất thay đổi để đầu tư vào tài sản Có dài hạn hơn với lãi suất cố định. Ngân hàng sẽ
gặp rủi ro khi lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên trong khi thu nhập ở tài sản Có dài hạn hơn vẫn giữ nguyên. Nếu chênh lệch thu nhập ở tài sản Có khơng bù đắp chi phí nghiệp vụ kinh doanh thì ngân hàng sẽ bị ăn mịn vào vốn. Ngược lại, khi nhận lại vốn với một thời hạn và lãi suất ấn định, lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm khi lãi suất thị trường bị giảm xuống.
Ngồi ra, rủi ro lãi suất cịn có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây: Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, chi phí cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay.
Rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất ở thị trường hoặc do nhiều yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố khác của thị trường... Khi ngân hàng có quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả, tức là khoản tiền gửi có kỳ hạn lại khơng giảm tương ứng, nên cũng dẫn đến rủi ro lãi suất.