Mục tiêu và nguyên tắc của quản trị tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP quốc dân NCB – chi nhánh hà nội (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3. Huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại

1.3.7. Mục tiêu và nguyên tắc của quản trị tiền gửi tiết kiệm

1.3.7.1. Mục tiêu

- Tìm kiếm nguồn vốn chi phí thấp nhất: Chi phí trả lãi được coi là chi phí lớn nhất trong các chi phí của Ngân hàng. Thơng thường có ba cách trả lãi: trả lãi trước, trả lãi khi đến hạn và trả lãi nhiều lần theo định kỳ. Mỗi cách trả lãi khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chi phí khác nhau. Quản lý chi phí trả lãi là hoạt động thường xuyên và quan trọng của các Ngân hàng. Việc tính chi phí của từng nguồn vốn cụ thể cho phép các nhà quản lý xác định nguồn vốn nào rẻ hơn, có nên thay đổi lãi suất hay khơng, thu nhập từ tài sản tăng thêm có đủ bù đắp chi phí của nguồn vốn tăng thêm hay khơng. Về ngun tắc, tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn và có kì hạn càng ngắn, tính ổn định thấp thì chi phí nguồn vốn cũng phải thấp tương ứng. Tuy nhiên nguồn rẻ thì lại đồng nghĩa với giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng. Tính chi phí một cách chính xác cho phép Ngân hàng chủ động lựa chọn những nguồn vốn khác nhau và đảm bảo doanh thu đủ bù đắp chi phí và đem lại tỷ lệ thu nhập mong đợi.

- Đảm bảo giữa huy động và sử dụng vốn: Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mảng hoạt động chính của ngân hàng. Vốn tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn có tỷ trọng lớn trong các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Quy mô vốn phản ánh năng lực huy động của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần có các chính sách sử dụng vốn và thu hút tín dụng hiệu quả để tránh tình trạng "ế vốn".

- Hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là điều mà các ngân hàng luôn lo lắng, đặc biệt là trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất càng được quan tâm. Mỗi ngân hàng đều có một chính sách riêng để phịng ngừa các rủi ro này. Hạn chế rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất khơng chỉ đem lại tính an tồn, ổn định cho ngân hàng mà còn xây dựng được lòng tin đối với khách hàng.

1.3.7.2. Nguyên tắc

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật và NHNN: Là một tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại phải chấp hành tất cả các quy định và pháp luật của đất nước. Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo các luật tổ chức tín dụng, luật ngân hàng, luật bảo hiểm tiền gửi và các quy định về lãi suất, vốn pháp định…

+ Hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn: Đặc điểm của tiền gửi nói chung và tiền gửi tiết kiệm nói riêng là khách hàng có thể rút tiền bất cứ khi nào, kể cả khi chưa đến hạn và ngân hàng phải có trách nhiệm tất tốn cho khách. Do đó, ngân hàng phải có chính sách quản trị rủi ro thanh khoản hợp lý để có thể phục vụ khách hàng bất cứ lúc nào

+ Tham gia bảo hiểm tiền gửi: Theo điều 4, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Cũng theo điều 12 luật này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi (ở đây là ngân hàng cung ứng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm) có các quyền và nghĩa vụ sau:

(2) Được cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. (3) Nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn.

(4) Yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

(5) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

(6) Cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

+ Bảo mật thông tin của khách hàng: Hiện nay, nhiều giao dịch ngân hàng (chuyển tiền điện tử, thẻ thanh toán và rút tiền tự động ATM, Mobile banking, Internet banking...) được xử lý trực tuyến trên mội trường mạng máy tính và Internet. Cho nên, thơng tin dữ liệu của hoạt động ngân hàng trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng của cả hệ thống ngân hàng, nguồn tài nguyên này cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Ngân hàng cần phải có hệ thống thơng tin được kiểm sốt chặt chẽ và đội ngũ nhân viên có đạo đức để tránh tiết lộ thông tin của khách hàng. Việc mất dữ liệu khách hàng không chỉ là thiệt hại vật chất mà cịn làm giảm uy tín, lịng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

- Đảm bảo tính hiệu quả của cơng tác huy động tiền gửi tiết kiệm: hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm của NHTM được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng ( kịp thời, đầy đủ) với mức chi phí hợp lý. Hiệu quả của cơng tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm thể hiện ở các yếu tố: quy mô, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm, cơ cấu tiền gửi tiết kiệm, chi phí trả lãi, cân đối cho vay và huy động vốn. Với mỗi tiêu chí, ngân hàng phải có các chính sách tận dụng nguồn lực tối đa để hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm diễn ra hiệu quả nhất.

- Không để xảy ra sự sụt giảm bất thường của nguồn tiền gửi: Quy mơ vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mơ vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động

từ tiền gửi tiết kiệm là một bộ phận quan trọng. Tuy nhiên, việc mở rộng hoạt động chỉ thực sự an tồn khi nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm ln có tốc độ tăng trưởng ổn định. Nếu qui mô vốn hiện tại lớn nhưng Ngân hàng không kiểm sốt, khơng dự đốn được xu hướng của các dòng tiền gửi vào và rút ra trong giai đoạn tiếp theo thì sẽ rất khó khăn trong việc cho vay va đầu tư và mất đi sự chủ động của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP quốc dân NCB – chi nhánh hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)